25/06/21 – Điều kì diệu của mặt trăng

Đặt cái tên sến súa vậy thôi chứ cũng không có gì.

Tối qua, đáng lẽ đi ngủ tầm 11 giờ, thì loay hoay xem nhảm nhí, đến lúc nhớ ra nên xem cái phim tài liệu để còn viết báo cáo, thì trễ mất rồi, xem được nửa tiếng thì đâu tầm gần 1 giờ sáng (hoặc 12:30 – thấy nói gần 1 giờ sáng có cảm giác khác hẳn).

Đóng cửa định đi ngủ, thì thấy mặt trăng đẹp quá.

Thực ra thì rằm nó sẽ to và đẹp như thế. Nhưng mà còn có 2 lớp mây nhẹ chếch chếch phía trên bên trái, thành ra ánh sáng chiếu lên nhìn thành 2 cái cầu vồng nhỏ trên 2 lớp mây. Chưa kể có một lớp mây nhẹ lóng lánh tựa như cái màng nhện kéo giữ mặt trăng với hai lớp mây đó.

Câu chữ vụng về, không thể tả nổi vẻ đẹp. Mà chụp cũng không thể chụp được, dù trời rất sáng. Mặt trăng không to nhất như đã từng thấy ở đâu đó, nhưng mà rất sáng. Mà thú vị hơn là góc bên tay phải xa xa thấy một ngôi sao nữa. Thường thì trăng sáng vậy làm sao thấy sao nhỉ, nhưng mà hôm qua quả tình là mình thấy cả trăng (sáng) và sao cùng một lúc, cộng với 2 cái cầu vồng (có được xem là cầu vồng đôi không nhỉ)?

Điều kỳ diệu chỉ xảy ra chưa tới một phút. Vừa cúi mặt xuống xong ngẩng lên là mất ngay rồi.

Cũng không tính viết gì đâu, mà vô tình thấy ở đâu đó nói đêm rạng sáng nay là siêu trăng hay gì đó. Mà cũng lâu ơi là lâu rồi, không có ngắm trăng, nên viết kỉ niệm vài dòng vậy.

Hết rồi. 😀

Day 9 – Sacred Economics (9)

Những đồ vật vô dụng như vỏ ốc, chuỗi hạt xinh xắn, dây chuyền, và vân vân là những (đồng) tiền sớm nhất. Trao đổi chúng với một cái gì đó có giá trị thực dụng, nói một cách ngây thơ, chỉ là một cách để tặng quà, vì trong trao đổi đó có một bên được còn bên kia mất. Người ta cố làm nó cân bằng hơn, ai cũng mất và ai cũng được một thứ gì đó, nhưng điều này không khác việc tặng quà là bao. Bởi vì những thứ được đem ra trao đổi chỉ là hình thức của sự ràng buộc, một biểu hiện của sự biết ơn lẫn nhau. (bản dịch của Norah – cảm ơn bạn). Từ quan điểm này, bản sắc của mua và bán, vay mượn và cho vay mượn, là dễ hiểu. Chúng hoàn toàn không phải là các vận hành đối lập. Tất cả các món quà luân chuyển trở lại cho người tặng trong một hình thức khác. Người mua và người bán đều bình đẳng.

Ngày nay có sự bất cân xứng trong các giao dịch thương mại, trong đó xác định người mua là người đưa tiền và nhận hàng và người bán là người nhận tiền và đưa hàng. Nhưng chúng ta cũng có thể nói rằng “người mua” là người bán tiền đang bán tiền và “người bán” là người đang mua tiền với hàng hóa. Bằng chứng ngôn ngữ học và nhân học chỉ ra rằng sự bất cân xứng này là mới, mới hơn nhiều so với tiền. Điều gì đã xảy ra với tiền, sau đó, để tạo ra sự bất cân xứng này? Tiền khác với mọi hàng hóa khác trên thế giới, và, như chúng ta sẽ thấy, chính sự khác biệt này rất quan trọng trong việc biến nó thành dung tục.

Mặt khác, bằng trực giác chúng ta nhận ra quà tặng là thiêng liêng, đó là lý do tại sao ngay cả ngày nay chúng ta vẫn làm lễ tặng quà. Quà tặng thể hiện những phẩm chất quan trọng của sự linh thiêng mà tôi đã thảo luận trong phần giới thiệu. Thứ nhất, tính độc đáo: không giống như các mặt hàng được tiêu chuẩn hóa ngày nay, mua bán trong các giao dịch đóng bằng tiền và xa lánh nguồn gốc của chúng, quà tặng là duy nhất theo phạm vi  chúng có phần tham gia của người tặng. Thứ hai, sự toàn vẹn, phụ thuộc lẫn nhau: quà tặng mở rộng vòng tròn của bản thân để bao gồm toàn bộ cộng đồng. Trong khi tiền ngày nay là hiện thân của nguyên tắc “Nhiều hơn đối với tôi là ít hơn đối với bạn”, trong một nền kinh tế quà tặng, nhiều hơn với bạn cũng nhiều hơn đối với tôi bởi vì những người đã cho những người cần. Quà tặng củng cố sự nhận thức thần bí về sự tham gia vào một điều gì đó lớn hơn chính bản thân họ, tuy nhiên, không tách rời khỏi chính mình. Các tiên đề của sự thay đổi lợi ích hợp lý bởi vì bản thân đã mở rộng để bao gồm cái gì đó của cái khác.

Giải thích thông thường về cách tiền phát triển mà người ta tìm thấy trong các văn bản kinh tế giả định việc đổi chác là điểm khởi đầu. Ngay từ đầu, các cá nhân cạnh tranh tìm cách tối đa hóa lợi ích cá nhân hợp lý của họ. Mô tả lý tưởng hóa này không được hỗ trợ bởi nhân học. Trao đổi, theo Mauss, là hiếm ở Polynesia, hiếm ở Melanesia, và chưa từng thấy ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Nhà nhân học kinh tế George Dalton đồng tình một cách dứt khoát, “Trao đổi, theo nghĩa chặt chẽ của trao đổi không tiền, chưa bao giờ là mô hình hay giao dịch quan trọng về mặt định lượng trong bất kỳ hệ thống kinh tế nào trong quá khứ hay hiện tại mà chúng ta có thông tin vật lý (hard information).8 Các trường hợp duy nhất của hàng đổi hàng, theo Dalton, là cho các giao dịch nhỏ, không thường xuyên hoặc khẩn cấp, giống như trường hợp ngày nay. Bên cạnh đó, các giao dịch đơn thuần hiếm khi giống với các giao dịch không chính đáng, tối đa hóa tiện ích của các nhà kinh tế giả tưởng, nhưng thay vào đó, “xu hướng yêu cầu các mối quan hệ cá nhân lâu dài (và đôi khi được nghi thức hóa) bị trừng phạt bởi tùy chỉnh và đặc trưng bởi tính tương hỗ.” 9 Các giao dịch như vậy không nên được gọi là trao đổi, mà là trao đổi quà tặng theo nghi thức.

8 Dalton, “Barter,” (Trao đổi), trang 182.

9 Seaford, Money and the Early Greek Mind (Tiền và Đầu óc người Hy Lạp thời đầu), trang 292.

P.s: đúng ra hôm nay phải post phần 10, nhưng mà luxubu chưa dịch. 😐

Bài viết sưu tập: Tủ lạnh không “hại điện”

Bài lấy từ bản dịch của Ban Mai Hồng, nhưng tiếng Anh thì nhiều nguồn, tạm dẫn:

https://news.nationalgeographic.com/2016/12/mohammed-bah-abba-explorer-moments-cooling-technology-helping-Africans/

Bảo quản đồ ăn tươi ngon tới 27 ngày, hiện đại mà không “hại điện”, đó chính là những lợi ích tuyệt vời mà chiếc “tủ lạnh” đặc biệt được sáng chế bởi một giáo viên người Nigeria mang lại cho cuộc sống của người dân nghèo nơi đây. 

 Kì lạ chiếc
Công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh.
Những sáng chế đơn giản nhưng mang đến hiệu quả đến khó tin, lại không tốn quá nhiều chi phí chính là những thứ mà người dân nghèo vùng nông thôn Châu Phi vẫn luôn “mơ” đến. Ngay cả trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thiết bị điện cơ bản như chiếc tủ lạnh cũng trở thành thứ vô cùng “xa xỉ” đối với người dân nơi đây do điều kiện địa hình xa xôi hẻo lánh và chi phí cho việc sử dụng điện quá đắt đỏ.
May mắn đã đến với người dân nghèo Nigeria khi một công cụ giữ lạnh đặc biệt có tác dụng bảo quản thực phẩm không thua kém gì tủ lạnh được sáng chế bởi ông Mohammed Bah Abba, một giáo viên người Nigeria.
Chiếc tủ lạnh “có một không hai” này không cần cắm điện, không tốn nhiều chi phí, thậm chí còn có thể “cầm tay”, mà lại đặc biệt hiệu quả trong điều kiện thời tiết nóng khô dễ khiến trái cây, rau quả và các thực phẩm nhanh chóng bị hư hỏng, ôi thiu khi bảo quản được đồ ăn tới gần một tháng.
Kì lạ chiếc
Ông Mohammed Bah Abba, người sáng chế ra hệ thống làm lạnh đặc biệt thay đổi cuộc sống người dân nghèo Nigeria.
 

 

Mohammed Bah Abba sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm đồ gốm và đất sét. Là một người con của Nigeria, hiểu rõ được hậu quả của thời tiết khắc nghiệt nắng như thiêu đốt ở châu Phi, cũng như ước mong của người dân nghèo, cuối những năm 90, ông Mohammed đã tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt áp dụng công nghệ làm gốm truyền thống.
Kì lạ chiếc
Chiếc “tủ lạnh” này không cần cắm điện, bảo quản được đồ ăn lâu gấp 9 lần điều kiện bình thường.
 
Dựa trên ý tưởng cổ xưa của chiếc bình gốm giữ nước lạnh, ông Mohammed đã chế tạo ra chiếc “tủ lạnh” đặc biệt với cơ chế “bình trong bình”. Hai chiếc bình gốm to và nhỏ được lồng vào nhau, trong chiếc bình to hay khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để lưu trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.
Kì lạ chiếc
Cấu tạo của chiếc “tủ lạnh” gồm hai chiếc bình gốm to nhỏ được lồng vào nhau, khoảng trống giữa hai bình sẽ được đổ đầy cát ướt, còn bình gốm nhỏ sẽ dùng để trữ thực phẩm và đậy lại bằng một tấm vải ướt.

 

Để hai chiếc bình hoạt động hiệu quả như một chiếc tủ lạnh, cần phải đặt chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi đó nước trong cát đã được đổ vào từ ban đầu sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.
Kì lạ chiếc
Nước trong cát ướt sẽ bốc hơi, nồi trong được làm mát chỉ còn 4 độ C, ngăn không cho vi khuẩn phát triển và giữ thực phẩm tươi ngon.

 

Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed là một minh chứng cho sáng chế “hiện đại nhưng không hại điện” khi có giá rẻ đến giật mình. Chỉ phải bỏ ra 20 đến 90 nghìn đồng (từ 2 đến 4 đô la) cho mỗi chiếc, không hề sử dụng đến điện và có thể bảo quản thực phẩm từ thịt cá, rau củ, cho đến trái cây tới 27 ngày, gấp 9 lần so với 3 ngày ở nhiệt độ bình thường.
Kì lạ chiếc
Có thể nói, chiếc “tủ lạnh” đặc biệt này của ông Mohammed giúp người dân dự trữ thực phẩm tới 27 ngày.
 
Hệ thống “bình trong bình” hiệu quả này thực sự đã thay đổi cuộc sống của người dân nghèo Nigeria, khả năng lưu giữ thực phẩm được lâu và tươi ngon lâu hơn giúp họ bán nông sản cũng được giá cao hơn. Từ khi có những chiếc bình này, người dân nơi đây sẽ không cần ngày nào cũng phải đi chợ mua thực phẩm nữa, vô cùng tiện lợi mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Trước khi mất vào năm 2010, ông Abba liên tục cải tiến hệ thống bình trữ lạnh, sau đó ông sử dụng tiền của chính mình thuê các nhà máy địa phương sản xuất hàng loạt 5.000 “tủ lạnh” phân phối cho 5 ngôi làng ở Jigawa và 7.000 chiếc “tủ lạnh” cho người dân địa phương Nigeria.
Kì lạ chiếc
Những chiếc tủ lạnh được tạo ra bởi người giáo viên Nigeria này đã giúp cải thiện đáng kể đời sống người dân nơi đây, giúp họ bán nông sản được giá cao hơn, tiết kiệm nhiều chi phí.
 
Cho tới nay những chiếc tủ lạnh “siêu tiết kiệm” này đã được sử dụng rộng rãi tại các vùng nông thôn ở Nigeria, Cameroon, Chad, Eritrea, và Sudan. Năm 2000, Mohammed Bah Abba được trao giải thưởng Rolex Award for Enterprise dành cho các sáng chế xuất sắc được vinh danh. Tạp chí Time đã từng gọi phát minh bình làm lạnh mang tính đột phá của Mohammed là một trong những phát minh vĩ đại của năm.
P.s: Tham khảo thêm thông tin về người phát minh: https://en.wikipedia.org/wiki/Mohammed_Bah_Abba

Lào: Xỉn ở Kong Lor

Trưa về đói bụng, không thấy chị chủ nhà đâu hết. Sandy bảo tôi chắc là chị đó đi qua chỗ đám cưới rồi, (vì tối qua chị chủ nhà nói là trong làng hôm nay có tới mấy cái đám cưới, có nhảy múa đến đêm), nên rủ tôi đi đến chỗ đám cưới.

Làm sao biết chỗ nào có đám cưới? Thì cứ đi theo chỗ nào phát ra tiếng nhạc thôi. 🙂

 

Đám cưới đầu tiên chúng tôi đến, hóa ra là đám cưới con gái ông trưởng bản (hay làng) này. Đám cưới cực kì đơn giản: một cái bạt lớn giăng ra, mọi người trong làng đến chung vui. Đồ ăn thức uống thì chỉ có bia, lạp ăn với xôi, và canh xương.

Làm sao tham dự? Bạn cứ đi ngang qua đám cưới, tò mò nhìn vào, họ sẽ ngay lập tức mời bạn vào ngồi ăn uống, và tốt nhất là bạn nên tham dự mục nhảy múa chúc mừng cô dâu chú rể.

 

Mọi người xem hình sẽ thấy sự đơn giản của đám cưới nhé.

 

Hình 1: Ban đầu thì mọi người dự đám cưới ngồi ở ghế bên này (mà chỉ là nam giới và khách thôi nhé). Sau nắng qua thì chạy qua chỗ mấy chị nữ. =))

photo by Vitbeou

 

Hình 2: Chỗ tấm che nắng vàng vàng là nơi mọi người tập trung nhảy múa, hát mừng cô dâu chú rể. Vừa nhảy vừa bị bắt uống bia. Ai không uống là họ sẽ không vui và không chịu đâu nhé – trừ khi có người uống giúp, nhưng bạn cũng phải “nhấp môi”. Còn cái chỗ dưới chân nhà sàn, có cái loa là chỗ mấy chị phụ nữ ngồi, nhưng sau đó nắng nên mọi người ngồi tùm lum hết. =))

photo by Sandy

 

 Hình 3: 2 nhân vật chính: cô dâu và chú rể. Đám cưới này cô dâu đã 19 tuổi. Có những đám cưới tôi được biết qua anh… (tên gì quên rồi), vô tình gặp ở đám cưới này, cô dâu có khi chỉ 14-15. Họ ăn mặc cực kì giản dị, trừ cô dâu thì thấy váy có vẻ đẹp hơn những cô gái khác, còn chú rể thì áo sơ mi với quần tây hoặc quần jeans, giống như đa số thanh niên trong làng. Làm sao phân biệt? Cổ tay cô dâu và chú rể được buộc rất nhiều chỉ trắng chúc phúc. =)

photo by Vitbeou

 

Hình 4: Đám trẻ con thì được ăn snack (bim bim), uống nước cam. Và cũng nhảy điên cuồng…

photo by Vitbeou

 

Ở đám cưới này là nơi tui gặp một anh bán gỗ người Việt, ở Lào được hơn 20 năm. Anh này có con học ở Viêng Chăn, vợ bỏ hoặc bỏ vợ gì đấy. Quê ở Nghệ An hay Thanh Hóa (tui quên rồi). Ổng nói nhiều chuyện về người Lào và Việt, làm tui thấy buồn lòng vì cũng nghe đâu đó nhưng chưa bao giờ được người “trong cuộc” kể về thái độ và cách nhìn nhận của họ về việc buôn gỗ, về người Lào người Việt, v.v.

Mà thôi, kể chuyện vui hơn đi, anh này bảo tui là hôm nay có tới 6 cái đám cưới trong làng. Thông thường ai đi sẽ góp 2000 kip để góp tiền mua đồ đám cưới và mừng cho cô dâu chú rể. Khách thì miễn (tui với Sandy á). Còn như anh này, quen hết bản nhưng vì chỉ làm ăn với làng này nên chỉ đi đám cưới này – là đám cưới con gái ông trưởng bản.

 

Đến đầu giờ chiều, khi tụi tui bắt đầu chán chán, Ken, chị chủ nhà, ra hiệu 2 đứa theo chị đến đám cưới 2.

Thực tình thì tui đã cảm thấy mệt và chếch choáng, do uống quá nhiều bia mà không thể từ chối được, còn đồ ăn thì cũng mới chỉ ăn qua quýt, do cũng ngán món xôi lạp này rồi.

 

Đám cưới 2 cũng vui. Cũng kiểu cách y chang đám cưới đầu. Cô dâu thì tui mãi mới thấy trong phút chốc rồi biến mất, tui không chụp hình được. Chú rể thì cứ cầm bia đi mời tui và Sandy miết. =)) Có một chú – không rõ bố cô dâu hay chú rể, nhưng qua cách giao tiếp thì tui đoán là người tổ chức hôn lễ – chắc bố cô dâu quá, vì ở đây bắt rể, đã say lắm rồi, nhưng thấy tui và Sandy có máy ảnh thì khoái lắm, cứ ra hiệu bảo tui chụp hình ổng. =) 

 

Hình 5: chú rể là người đứng giơ “hai”, áo tím nhạt. Cô dâu cũng mặc áo tím nhạt, thứ 2 từ bên phải qua. Cô dâu bụng bầu, chắc cũng chừng 6-7 tháng. 

photo by Sandy

 

Hình 6: Chú có cái khăn hồng vắt ngang là người bảo tui chụp hình, cũng như là người mà tui đoán là bố cô dâu hay chú rể, vì là người ra chào khách, khi Ken – chị chủ nhà dẫn tụi tui vào.

photo by Vitbeou

 

Hình 7: Đám con nít bên này cũng nhảy sung không kém bên kia. 🙂 

photo by Vitbeou

 

Chơi được 1 lúc thì tui chịu hết nổi, ngay cả khi Sandy đã ý tứ uống đỡ tui biết bao nhiêu là bia, nên tui bảo Sandy là mày ở lại nha, tao mệt quá nên về đây. Cậu ấy cũng hiểu nên bảo tui :”Có về được không, hay tao đưa mày về nha?”. Tui thấy cậu ấy còn ham ở lại lắm nên bảo thôi, tự về được.

Tui định về ngay, nhưng nổi hứng rẽ vào một cái chùa nhỏ xíu ở trong làng, cạnh đám cưới. Trong chùa không có ai cả, nhưng mà vẽ vời kiến trúc bên ngoài nhìn cũng khá hay.

 

Về nhà, tui say bia nằm ngủ thẳng cẳng. Sau đó hồi lâu tui cũng nghe tiếng Sandy về ngủ, cậu ấy cũng “thẳng cẳng” như tui vậy. Sau khi tỉnh lại vào chiều tối, Sandy có kể là được rủ qua đám cưới thứ 3 nhưng cậu ấy cũng mệt rồi, nên chỉ về đám cưới 1 chơi 1 lúc nữa rồi về.

Tối hai đứa lại tiếp tục xôi lạp. Ngán rồi nên ăn cũng chẳng bao nhiêu. À nhưng may là tối đó tui với Sandy cũng xoay sở được cách để tắm. =)) Hóa ra là ở đây họ có xa-rông to dài nên mấy chị phụ nữ quây lại tắm luôn ở giữa làng @@ – may là vào buổi tối =| , nhưng mà tui với Sandy không quen kiểu đó, hai đứa thấy đã có nước nên xin nước chui vào cái nhà vệ sinh bé tí mà không có khóa để tắm. Tất nhiên là từng đứa một. =)).

 

Sáng hôm sau, tụi tui được cô chủ nhà đưa xôi nắm và trứng để ăn đường, do đứa nào cũng đi sớm. Sandy đi sớm hơn tui, hai đứa có “hug” nhau và “hug” luôn chị chủ nhà. Tui thấy cũng quyến luyến chị ấy, gốc Việt mà không nói được tiếng Việt, cũng như chẳng biết chỗ nào khác ngoài cái làng nhỏ của chị. Chị cũng chẳng có chồng con gì cả, tuổi thì cũng tầm gần 40.

 

Có một điều tui băn khoăn khi tham dự 2 cái đám cưới, đó là mấy đứa nhóc, đứa nào cũng lem luốc, cũng có vẻ không quan tâm học hành lắm, và có một vài đứa thì nhìn giống như bị giun sán mà không được chăm lo thuốc men…

 

Lần sau có dịp ghé lại, tui sẽ mang cho tụi nó ít bút và giấy. Hy vọng là có lần sau…

 

Lào – phần 2 – chương 2: Đám cưới quê

Chiều khi hai đứa lang thang dạo chơi để chờ đến giờ ăn, đi ngang qua một căn nhà đang tổ chức tiệc. 

Một bác lớn tuổi gọi hai đứa vào. Ngoài hai đứa ra thì đã có 1 cặp 1 anh Tây và 1 chị giống như người Ấn ngồi ở đấy rồi.

Hóa ra là đám cưới, và bác ấy mời chúng tôi vào ăn uống.

Thực ra là gần như họ mời tất cả những ai đi qua.

Nhưng mà người nước ngoài thì chỉ có 4 người là cặp kia, Sandy & tôi, còn mấy người khác đi qua đều lắc đầu. Bác ấy tỏ vẻ thất vọng. Chỉ tay vào 4 đứa tôi, bác ấy chỉ vào trái tim, rồi chỉ tay vào đám đông từ chối vừa đi qua và lắc đầu. Rồi ra hiệu 1 đống thứ nữa. Đại loại tui hiểu là “Đám cưới, nếu có càng nhiều người vào ăn uống và chúc phúc cho cô dâu chú rể, thì họ càng hạnh phúc. Ai từ chối vào ăn uống và chúc phúc, họ chưa có lòng đủ để chúc phúc cho người khác.” Chẳng biết đúng bao nhiêu phần trăm, nhưng cách bác ấy mời chúng tôi vào, rồi ra hiệu, rồi suốt buổi nói “eat eat eat” – bắt tụi tui ăn đồ cưới (xôi, lạp và tóp mỡ khô (coi vậy mà ngon lắm á)), rồi uống bia (cái này là đau khổ nhất nè, không uống được nhưng cũng không thể từ chối được…). Có cả bạn bè hay họ hàng của bác ấy ra nói chuyện với tụi tui bằng tiếng Lào nữa, hixhix… họ uống nhiều nên say, mắt đỏ lên rồi, biết tụi tui không hiểu tiếng Lào nhưng cứ nói… 🙂

Rồi còn ra nhảy múa với họ nữa, vui lắm luôn. =)

Còn bác chủ nhà, bác ấy làm tôi bất giác nhớ tới ông nội, không hiểu sao nữa… Hì, chắc tại dáng cũng cao cao, gầy gầy… 

Mọi người ăn uống nhảy múa đến tầm 6 giờ hơn, tui và Sandy định rút thì bác chủ nhà ra hiệu bảo vào trong nhà làm lễ cột chỉ tay chúc phúc.

Mới đầu Sandy còn tưởng tụi tui phải trả tiền khi người ta cột chỉ vào tay để chúc phúc, nhưng mà không phải. (Suy nghĩ của tui là “đúng là tụi tây…” hix). 

Được làm lễ, nói thiệt là tui xúc động lắm lắm luôn… 

Hôm nay cảm xúc cạn, viết nó khô khan có chừng đó. Nợ hình luôn nha. Bữa nào cập nhật lại, viết sẽ ổn hơn…

Lào: phần 2: Lang thang ở núi – Chương 1: trên đường đi

Sau một buổi đêm băn khoăn xem lại bản đồ nên đi đâu, Vang Viên hay Luang Prabang, cái nào trước, giá vé, ăn ở, v.v., sáng hôm sau, sau bữa sáng, tui hỏi anh bạn tiếp tân vé đi Vang Viên.

Vé đã ghi rồi, chỉ còn xé và đưa tiền, bỗng…

Tư nhiên một câu hỏi bỗng bật ra “Do you know the way to Kong Lor?” “Kong Lor caves? Yes, we have bus as well.”

Trong vòng… một vài giây, đổi ý ngay tắp lự (@@ – may mà đi 1 mình): “Xin lỗi nhưng anh bỏ vé đi Vang Viêng nha, tui đi Kong Lor.”

“Kong Lor? Bà chị có chắc ko đấy? Kong Lor ở phía Nam mà Vang Viên ở phía Bắc đó nha, 2 đường khác nhau đó.”

“Chắc mà. Xin lỗi anh nha, bỏ vé đi Vang Viêng, tui mua vé đi Kong Lor”.

Rồi xong. 9h xe sẽ đến. Đi vòng vòng khu Viêng Chăn ở guest house chơi.

Đối diện guesthouse tui ở là một đền thờ (vì họ gọi là temple chứ không gọi là pagoda???). Tui không biết nó có phải là 1 wat (tui nghĩ wat là chùa?) nhưng mà có lẽ là đúng. Có nhà cho các sư ở nữa. Khi tui vô thì trong đền thờ đó không có ai, đóng cửa, đối diện là nơi các sư ở nhưng mà họ ở trong nhà, tui có dòm vô một chút, nhưng thấy hơi vô duyên nên chỉ ngó vô chút chút thui. 😛

Nhưng mà có một con mèo hoang bị ghẻ rụng lông khá nhiều- ở đấy có ít nhất là 2 con mèo hoang, đều bị ghẻ- mà thực ra tui thấy ở đền/chùa ở Viêng Chăn lắm mèo hoang và bị ghẻ lắm – sẽ kể sau, tự nhiên nhìn thấy và cọ vào chân tui liên hồi, tui đi đâu nó đi đó… hơi sờ sợ, vì tui thấy nó ngậm miệng mà hai cái răng nanh lòi ra ngoài… tui muốn sờ nó mà sợ sau khi sờ nó xong, nó theo tui hoài, mà tui thì lại phải đi, tui có ở Lào đâu mà nuôi chó mèo chớ…

Image

con mèo ở đền thờ

Thế nên là tui đành lừa lừa tránh ra, đi khỏi cái đền đó.

Đến giờ lên xe. Tui thất vọng, vì khi đăng kí đi xe, thấy ghi là “local bus”, mà xe đến đón là xe khách 16 chỗ. Trên xe lại có một cô gái Âu xinh đẹp. Tui thích đi với người bản xứ hơn là với khách du lịch, vì nếu đi với khách du lịch thì chắc chắn tui đi Vang Viên hay Luang rồi, đi Kong Lor làm gì chứ… Sự thất vọng tăng lên khi xe đi vòng vòng qua các guesthouse đón khách. Toàn là châu Âu-Mỹ da trắng tóc nâu, trừ 1 cô gái có vẻ gốc Mỹ La tinh hay Phi gì đó, nhìn rất xinh, còn lại da trắng hết. Nhất là có một mớ mấy anh Tây giọng sệt giọng Anh quý xờ tộc lên cùng lúc. Tự nhiên tui thấy lạc lõng nhưng có chút tự hào vì là người châu Á duy nhất (trừ bác tài). May quá! Hóa ra là xe trung chuyển. Xe chở tới bến xe. Chúng tôi sẽ đi trên xe đò thật. Xe đò giống mấy xe đò của Việt Nam đó, ghế mềm, y chang luôn.

IMG_20140501_113100

Xe đi Kong Lor

Nhóm mấy anh chàng quý sờ tộc và cô bạn có nước da đen đó đi Kong Lor chung xe với tui, còn mấy người khác đi chỗ khác nên đi xe khác.

Từ VC đến Kong Lor mất 7 tiếng đồng hồ.

Có một cái là đi đường núi, quẹo cua và không thấy đường, nhưng tui không thấy có gương cầu ở mấy chỗ cua như ở VN mình. Có lẽ đó là lý do mà xe đi qua những chỗ đó cẩn thận hơn mấy bác tài của mình và hình như là cả ngày cũng chỉ có 1 chuyến đi và 1 chuyến về, từ VC –> KL là 9h, còn KL –> VC là 7h sáng.

Đường đi xa, ngủ gà gật mấy lần. Nhưng khi gần đến nơi, có một lúc tui mở mắt giật mình dậy và bị sững sờ mất mấy giây. Rừng. Ôi chao là thích. Tui thích thiên nhiên mà, cây cối, núi non, biển cả gì tui cũng thích – nhưng phải là tự nhiên, có tay con người vô là mất đẹp mất tiêu rồi… Nhưng tui ngay lập tức cảm thấy đau lòng – giống như là khi tui đi xe từ Đà Nẵng ra Bà Nà, hay ở Ninh Bình, Tà Zon (Bình Thuận) thấy người ta đào núi, chặt cây mà tui thấy xót quá… – cây cối cũng bị chặt nhiều, đá cũng bị khai thác từa lưa…

Image

một khu khai thác gỗ hoặc/và đá…

Mà thôi, vụ đó nói chuyện sau.

Xuống xe, tui bắt chuyện với bạn gái ba lô kia “Bạn có chỗ ở chưa?”  “Chưa”. “Có kế hoạch gì không?” “Không, nếu bạn muốn, mình có thể đi tìm guesthouse chung.” À tất nhiên là tui muốn rồi. Thế là tui có một người bạn đồng hành. 🙂 Một cô bạn xinh đẹp, và rất dễ thương.

Image

Bạn đồng hành ở KL – Sandy

Hết chương 1.

(chương 2: đám cưới quê)

Lào: Ngày 1 – câu chuyện về guest house (p1b)

Kể tiếp chuyện ngày 1:

Xe dừng bánh. Ông tài xế nói “Saibaidee”. Tôi hiểu là tới nơi.
Nhưng… trời ạ….
Sabaidee mà tôi muốn đến, theo như LP, là một nhà trọ giá rẻ, theo hình dung thì phải nhỏ và xuềnh xoàng một chút. Nơi ông tài xế chỉ tôi tới, nó là Sabaidee, đúng, nhưng mà là một HOTEL – chí ít thì cũng loại trung bình.
“No”.
“No? Saibaidee?”
“Erh… Yes but not this place….” Tôi lật đật lật cuốn sách, chỉ vào địa điểm sách in. Nhưng mà trong ánh đèn lờ mờ của đèn đường hắt vào chiếc xe, cả bạn đi cùng và chú tài xế không ai thấy gì cả. Tôi chỉ tên đường… Chú tài xế cũng không thấy… Bối rối, tôi ra hiệu cho xe đi tiếp, rồi bảo “Mixay”.
Tài xế hỏi lại “Mixay?”
“Yes, Mixay”.
Bạn người Nhật nhìn tôi quên cả vụ tranh luận năn nỉ đòi hạ giá tiền xe.
Hắn hỏi tôi tới từ đâu. “VN”. “Bạn cũng là sinh viên hả?” “Không, tui đi làm rồi.” “À, người đi làm…” (Chẳng biết hắn nghĩ gì…). “Ngày thứ mấy ở đây rồi?” “Ngày đầu – Lần đầu tới Lào”. “Ô ngày đầu à!” (Lại… chẳng biết hắn nghĩ gì…). “Giờ chị tính ở đâu?” “Chị không biết, chỗ nào mà rẻ thật rẻấy” “Hình như gần phía bờ sông có mấy nơi rẻ đây, chị thử xem.”
Xe dừng lại. Đấy là nơi của cậu bạn đi cùng. Guest house này khá nhỏ nhắn dễ thương.
Nhìn kĩ hắn khá là xinh zai, cao ráo dễ thương. 🙂
Tôi hỏi hắn giá phòng. Hắn bảo hắn book trước, 15$ – Thôi, miễn… Cao quá, nếu không thì chắc cũng… theo trai đẹp rồi. Hehe.
Hắn xuống xe, nhìn tôi cười rồi bảo “Have a good trip!”
Tạm biệt.
Giờ chú tài xế quay ra lại hỏi tui lại về “Mixay”.
Giờ thì tui gật đầu đại – thật đấy – vì thấy gần đấy cũng có 1 loạt guesthouse, đi bộ lòng vòng hỏi chắc cũng okie.
Còn tên Mixay ở đâu ra? Cả LP và từ một người bạn. 🙂

Hết phần 1: Đón xem phần 2: Lang thang ở Núi… =))

Lào (p1)

Trước khi vào câu chuyện:

1. Đây là chuyện kể theo trí nhớ, và theo cảm xúc, cho nên sẽ có thể chuyện nọ xọ chuyện kia theo tâm trạng người viết.

2. Tạm thời lưu ý 1 đã, các mục khác cần bổ sung sau.

Ngày 1 – 30/4

Kể ra ngày đầu tiên cũng không có gì đáng nhớ, ngoại trừ ngồi lay lắt ở sân bay do máy bay đến trễ hơn nửa tiếng. Hehe, đùa đấy, có khối thứ để kể chứ.

Đầu tiên là sau khi check in rồi thì mới nhận ra mình khát nước dễ sợ. Tất nhiên là chờ ở khu vực chờ thì phải uống nước mua ở trong khu vực chờ rồi, còn nước ở ngoài mang vào đâu mà uống.

1 chai nước loại thường, 500 ml, ở trong sân bay (gọi vậy cho nhanh) bán 2$.

@@

Nghĩ sao vậy trời. Mua ngoài cho là 20k (1$) là đã cắt cổ. 2$… Sặc. Thôi chờ lên máy bay họ phát nước còn hơn.

Ngoài trời mưa một chút.

Cuối cùng thì cũng đến lúc lên đường.

Máy bay transit ở Cam. Nhóc ngố nhớ câu chuyện Nab kể, hồi Nab đi Malaysia transit ở Sing, với VNA, phải xách hành lý chuyển máy bay, làm mình lo lắng. Chẳng thấy họ nói gì đến vụ xách hành lý cả, nên ko biết có cần xuống xách hành lý không. Thực ra trong ba lô cũng chẳng có gì, chỉ có mấy bộ quần áo, cái áo mưa. Rồi mấy đồ linh tinh như xà bông, dầu gội, v.v. Nhưng nghĩ đến chuyện lang thang 4 ngày không thay đồ hay phải mua đồ ở đấy mặc thì cũng ngại lắm. Nhưng nghĩ bụng, kệ, chuyện gì tới phải tới.

Ừ, thì cũng không sao. Rõ là nhóc ngốc. 🙂 Vì máy bay không đổi, nên không phải chuyển hành lý, vả lại người ta nói mang hành lý xách tay xuống máy bay thôi, chứ ko phải hành lý kí gửi. Hì hì…

 

Đến Viêng Chăn chừng hơn 7 giờ tối. Loay hoay hỏi xe, người ta nói giờ này hết bus rồi, tuck tuck ở sân bay ko có, chỉ có xe hơi loại mười mấy chỗ thôi. Chậc. 8$… đắt cắt cổ… nhưng mà quan trọng hơn là cũng chẳng biết đi về đâu, nói đại Sabaidee guesthouse, theo như hướng dẫn trong sách lonely planet vậy.

À, kể chuyện mua sim nữa chứ. Mình chọn mua sim 3g để lên net. Anh bán hàng hỏi mình người Việt à? Gật đầu. Thế là anh ấy nói tiếng Việt… Vậy mà mình quên ko hỏi là anh có phải gốc Việt không. Lúng túng cứ như con gà mắc tóc ấy, trời ạ. 30 rồi chứ ít gì, với cả có phải lần đầu đi ra khỏi VN đâu… Sim 25k kip, mình ko có tiền lẻ, đưa 40k, anh ấy tìm ko thấy đủ tiền lẻ, bảo thôi bán em 20k thôi. 😛

Quay lại chuyện xe. Lên xe đi có 3 người (trừ tài xế). Hai bạn còn lại, hình như 1 người dân bản địa – hoặc Thái, người còn lại là Hàn hay Nhật gì đấy. Hai bạn kia hình như có quen nhau – hay đi cùng nên bắt chuyện thì ko biết, nói chung là nói chuyện với nhau bằng tiếng gì đấy mình ko biết.

Lên xe thì bạn Thái hay Lào nói chuyện với chú lái xe, bạn Hàn/Nhật thì ngồi im.

Đến chỗ xuống của bạn người Lào (cứ cho là vậy đi), bạn Hàn/Nhật bỗng chạy lên phía trên hàng ghế mình ngồi (sau tài xế) để nói gì đó với tài xế, rồi lấy tay chỉ trỏ vào mình, vào bạn đó, và giơ 3 ngón tay lên. Hai người nói qua nói lại, còn mình thì “Cái quái gì thế này!!! Sao lại chỉ trỏ mình, trời ạ!”

Được 1 lúc, chịu hết nổi, khi bạn đó quay sang mình, chỉ mình và cười rất tươi, đồng thời gật gật và nói gì đó với tài xế thì mình hỏi “Hey, có nói được tiếng Anh không?” Hắn trả lời “có”. “Cậu nói gì với tài xế đó? Tui ko hiểu? Mà cậu biết tiếng Lào sao? tưởng cậu ko biết chứ?” “Đâu, tui nói tiếng Thái, có biết tiếng Lào đâu. Tui nói là xe đáng lẽ 8$ là cho tất cả mọi người, chứ ko phải 8$/người. Mình có 3 người, vậy là một người phải được trả lại ít nhất 40k, hoặc 2.5$. Gục gặc… nhưng mà nghĩ bụng “chú lái xe chịu thì mình ngạc nhiên, nhưng thôi tin vào tính thiện của con người đi”.

Quay sang hỏi tiếp “thế chú ấy có chịu ko?”

“Tui nói nãy giờ mà ổng có chịu đâu. Ở Lào taxi họ thật là không có tử tế như ở Thái. Ở Thái là họ ok liền à”.

“Ủa vậy là du học sinh à? Người nước nào?”

“Không, sinh viên ở Nhật nhưng mà đi chơi ở Thái và giờ là Lào thôi.”

“…”

(tạm thế, còn tiếp vụ nhà trọ cho ngày đầu cơ, vui lắm @@)

Chủ nhật cuối cùng ở nhà cũ…

Hôm nay, quyết định là sẽ đi lang thang nguyên ngày trên núi Sơn Trà một mình, dù cho nhiều người nói là mình nên cẩn thận và không nên đi một mình.

Ngay lúc này không thể viết được gì nữa, tạm biệt và chuẩn bị đi thôi.

———–

Chiều nay, trời mưa, nắng lên. Đứng từ Sơn Trà nhìn qua, cả thành phố Đà Nẵng mờ ảo trong bầu trời vàng cam. Y như một câu chuyện cổ tích… Xa xa là đảo Cù Lao Chàm, một dải cầu vồng đôi vắt ngang, trời chuyển sắc cam bên Đà Nẵng sang sắc xanh tím… Đẹp tuyệt vời… Tiếc là hình panorama của cảnh đấy cũng không thể diễn tả nổi… Mà nói thật, chỉ có thể đứng đấy, giữa trời đất mới cảm nhận được thôi… Một vẻ đẹp cứ như trong truyện thần tiên…

 photo DSCF0329_zps5951d4d9.jpg
 photo DSCF0343_zps7e40c74c.jpg

 photo DSCF0328_zpsa7599456.jpg

 photo DSCF0356_zps37ff2bfb.jpg

Còn đây là hình buổi sáng hôm nay ở góc khác của Sơn Trà:
 photo DSCF0280_zps821cd5c0.jpg

Và một góc khác:
 photo DSCF0261_zps61d7d07f.jpg

Còn đây là gần như trên đỉnh núi:

 photo DSCF0254_zps84d65882.jpg

Cột.. điện (??):  Nhìn từ góc khác, xa hơn:

 photo DSCF0253_zps0bb5b5b1.jpg

Đỉnh Bàn Cờ (thực ra là phải trèo lên nữa, mới đến chòi – chứ cũng chưa phải đỉnh Bàn Cờ, nhưng sáng nay nhiều bạn lên quá, nhìn xe thì biết, nên mình không lên, quyết định đi đường khác), là đường qua cây cột điện ở trên (để hình hơi ngược ngạo):
 photo DSCF0240_zps0a22fb88.jpg

Đỉnh Bàn Cờ là hắn đây:

 photo DSCF0244_zpsf4f392c3.jpg

Một mình một xe:
 photo DSCF0242_zpsea50901a.jpg

Còn đây là trên đường lên: photo DSCF0239_zps03e73ea3.jpg

Chỗ này cũng cùng chỗ, chỉ là góc chụp hướng ra biển: photo DSCF0238_zpsd37e31ea.jpg

Zoom gần hơn: photo DSCF0226_zps5d042443.jpg

Kiểu khác: photo DSCF0219_zps27167161.jpg

Và mình rất thích tấm này: photo DSCF0207_zps2aa5715d.jpg

Có một tấm panorama cho chỗ này: photo DSCF0198_zpsa522cd13.jpg

À quên, bonus mấy tấm cận cảnh hoa 😛
 photo DSCF0189_zpsa69d3cc0.jpg
 photo DSCF0191_zps7ce7a8d2.jpg
Một số hình khác:
 photo DSCF0179_zps1c450c7e.jpg
 photo DSCF0229_zps7703c0ff.jpg

Enjoy!

The Alchemist – Nhà giả kim (p19)

Anh ta đã tốn rất nhiều tiền trong gia tài cha anh để lại, tìm kiếm trong vô vọng Hòn đá của Triết gia. Anh ta đã tốn rất nhiều thời gian ở các thư viện lớn trên thế giới, và đã mua tất cả những cuốn sách khó tìm nhất và quan trọng nhất trong các tập về Thuật giả kim. Ở một trong số đó anh ta đã đọc được rằng, rất nhiều năm trước, một nhà giả kim nổi tiếng người Ả-rập đã đến thăm châu Âu. Người ta nói rằng ông ta đã hơn 200 tuổi, và ông đã tìm ra được Hòn đá của Triết gia và Thuốc Trường sinh. Anh chàng người Anh ấn tượng câu chuyện một cách sâu sắc. Nhưng anh ta đã không bao giờ nghĩ về nó hơn là một chuyện thần thoại, cho đến khi một người bạn của anh ta – trở về từ một cuộc du khảo khảo cổ học trên sa mạc, nói với anh ta về một người Ả-rập sở hữu những quyền năng đặc biệt.

“Ông ta sống ở ốc đảo Al-Fayoum”, bạn anh ta nói. “Và mọi người nói rằng ông ta đã 200 tuổi, và ông ta có khả năng chuyển bất kì kim loại nào thành vàng.”

Anh chàng người Anh không thể giấu nổi sự phấn khích. Anh ta bỏ tất cả những cam kết trước đó, và cầm một lượt những cuốn sách quan trọng nhất của mình, và giờ anh ta đang ở đây, ngồi trong một nhà kho bụi bặm, bốc mùi. Ngoài kia, một đoàn diễu hành khổng lồ đang chuẩn bị băng qua sa mạc Sahara, và đã lên lịch để đi qua Al-Fayoum.

“Mình sẽ tìm được nhà giả kim chết tiệt đó”, anh chàng người Anh nghĩ. Mùi của lũ súc vật trở nên dễ chịu hơn một chút.

Một anh chàng Ả-rập trẻ tuổi, cũng chất đồ xuống, bước vào và đón chào anh người Anh.

“Anh đi đâu vậy?” anh chàng trẻ tuổi Ả-rập hỏi.

“Tôi sắp đi vào sa mạc”, người đàn ông trả lời, rồi quay trở lại với việc đọc sách. Anh ta không muốn có bất kì câu chuyện nào vào lúc này. Điều anh ta cần làm là xem lại tất cả những gì anh ta học được trong suốt các năm qua, vì nhà giả kim chắc chắn là muốn kiểm tra anh ta.

Anh chàng Ả-rập lấy ra một cuốn sách và bắt đầu đọc. Cuốn sách được viết bằng tiếng Tây Ban Nha. “Tốt đây,” người Anh nghĩ. Anh ta nói tiếng Tây Ban Nha tốt hơn là tiếng Ả-rập, và nếu cậu chàng này cũng đến Al-Fayoum, sẽ có người để nói chuyện khi không có chuyện gì quan trọng để làm.
*

“Thật là lạ”, cậu chàng nói, khi cậu cố gắng đọc lại lần nữa cảnh chôn cất – cảnh bắt đầu trong cuốn sách. “Tôi đã cố trong 2 năm để đọc cuốn sách này, và tôi không bao giờ đọc nổi quá vài trang đầu.” Ngay cả không có vị vua ở đấy để cắt ngang, cậu cũng không bao giờ tập trung nổi.

Cậu vẫn có chút nghi ngờ về quyết định của mình. Nhưng cậu đã hiểu được một điều: Ra quyết định chỉ là sự bắt đầu của mọi thứ. Khi một người ra quyết định, anh ta thực sự dấn thân vào một tình huống mang anh ta đến những nơi mà anh ta không bao giờ mơ nổi khi anh ta mới quyết định.

“Khi mình quyết định tìm kho báu, mình đã không bao giờ tưởng tượng nổi là mình sẽ bay đến làm việc tại một cửa hàng pha lê”, cậu nghĩ. Và việc gia nhập đoàn lữ hành có thể là quyết định của mình, nhưng mọi việc sẽ như thế nào lại là một bí ẩn với mình.

Gần đó là một người Anh, đang đọc cuốn sách. Anh ta trông có vẻ không thân thiện và nhìn có vẻ kích động khi cậu bước vào. Họ có thể trở thành bạn bè, nhưng anh chàng người Anh đã ngăn câu chuyện.

Cậu đóng sách lại. Cậu cảm thấy cậu không muốn làm gì khiến cậu trông giống anh chàng người Anh. Cậu lấy Urim và Thummim từ trong túi và bắt đầu chơi với chúng.

Người lạ thốt lên: “Urim và Thummim!”
Trong tích tắc, cậu bỏ chúng lại vào túi.

“Chúng không phải để bán”, cậu nói.

“Chúng không đáng giá lắm đâu.”, người Anh trả lời. “Chúng chỉ làm từ tinh thể đá và có hàng triệu tinh thể đã trên thế giới. Nhưng những người biết về những điều này sẽ biết chúng là Urim và Thummim.

“Tôi không biết là chúng có ở phần thế giới” (cái này khó hiểu, nguyên tác:
I didn’t know that they had them in this part of the world.”)

“Chúng là món quà của một vị vua cho tôi”, cậu nói.

Người lạ không nói gì; thay vào đó, anh ta bỏ tay vào túi và lấy ra 2 hòn đá giống hòn đá của cậu.

“Anh nói là một vị vua?” Anh ta hỏi.

“Tôi cho là anh không tin rằng một vị vua có thể nói chuyện với một người như tôi, một
người chăn cừu du mục”, cậu nói, muốn kết thúc câu chuyện.

“À không. Người chăn cừu du mục là những người đầu tiên nhận ra vị vua, trong khi phần còn lại của thế giới từ chối điều đó. Vậy nên chả có gì ngạc nhiên khi các vị vua nói chuyện với những người chăn cừu.”

Và rồi anh ta tiếp tục, lo ngại rằng cậu sẽ không hiểu điều anh ta đang nói, “Nó được viết trong Kinh thánh. Cũng là cuốn sách dạy tôi về Urim và Thummim. Những hòn đá là dạng duy nhất của chiêm tinh mà Chúa trời cho phép. Các linh mục đã mang chúng trong các áo giáp bằng vàng.”

Cậu bất ngờ cảm thấy vui mừng vì đã ở trong nhà kho.

“Có thể đây là một dấu hiệu”, người Anh nói, nhấn mạnh (half-aloud).

“Ai nói với anh về các dấu hiệu vậy?” Sự hứng thú của cậu ngay lập tức tăng lên.

“Mọi thứ trong cuộc sống đều là các dấu hiệu”, người Anh nói, bây giờ đã đóng cuốn sách mà anh ta đang đọc. “Có một ngôn ngữ vũ trụ, mọi người đều hiểu nhưng đã bị quên lãng. Tôi đang tìm thứ ngôn ngữ đó, giữa các thứ khác. Đó là lý do tại sao tôi ở đây. Tôi phải tìm một người biết ngôn ngữ vũ trụ. Một nhà giả kim.”

Câu chuyện bị cắt ngang bởi chủ nhà kho.

“Hai cậu may mắn đấy.”, người Ả-rập to béo nói. “Có một đoàn lữ hành hôm nay sẽ rời đi Al-Fayoum.”

“Nhưng tôi đi Ai Cập mà.”, cậu nói.

“Al-Fayoum ở Ai Cập.”, người Ả-rập nói. “Cậu là kiểu người Ả-rập gì vậy?”

“Đó là một điềm tốt,” người Anh nói, sau khi người Ả-rập to béo đã đi ra

“Nếu tôi có thể, tôi sẽ viết một bách khoa toàn thư khổng lồ chỉ về từ ngữ may mắn và sự ngẫu nhiên. Chỉ với những từ này mà ngôn ngữ vũ trụ đã được viết nên.”

Anh ta nói với cậu không có sự ngẫu nhiên mà anh ta gặp cậu với hòn đá Urim và Thummim trên tay. Và anh ta hỏi cậu, nếu cậu cũng đang tìm nhà giả kim.

“Tôi đang tìm một kho báu,” cậu nói, và ngay lập tức thấy hối hận vì đã nói ra. Nhưng anh chàng người Anh tỏ ra chẳng quan tâm gì đến nó.

“Theo một khía cạnh nào đó, tôi cũng thế”, anh ta đáp.

“Tôi thậm chí còn không biết thuật giả kim là gì,” cậu nói, khi chủ nhà kho kêu họ ra ngoài.

(còn tiếp)