“Do you like you?” – Goodbye 2022

Năm nay covid đã ít nhiều vắng bóng, nhưng thực sự là 1 năm không dễ dàng gì cho mình và những người xung quanh mình.

A ba mất vì ung thư, bạn B thì mất 2 đứa con, bạn C thì xém ly dị, D mấy lần nhắn muốn tự sát vì chủ nợ đen dí tới tận nhà. Mình thì chạy khùng điên từ tháng 6 tới tháng 12, vừa học vừa làm chỉ để trốn chạy không ở nhà nhiều. Cả 1 đống lần mượn rượu để có thể nói ra những lời bình thường không thể nói, dù biết nó (rượu) chẳng tốt đẹp gì.

Dù sao, năm 2022 là 1 năm đáng ghi nhớ. A ba mất nhưng đã đi Úc và có lẽ sẽ có cuộc đời mới ở đó. B thì thực sự mình không biết nói sao, bạn có quá nhiều mất mát mà vụ 2 đứa con chỉ là giọt nước trong một ly đã đầy chỉ chực tràn lắm rồi, mình cũng không biết bạn sẽ ra sao trong 2023, nhưng bạn đã vượt qua 2022, dù có đau thương mất mát tới cỡ nào chăng nữa. C thì cũng đã làm hòa với chồng, và dù vẫn chưa hoàn toàn ổn, bạn cũng đã bắt đầu có cuộc sống mới. D thì có vẻ cũng đã phần nào bớt hoảng sợ. Bạn đang làm việc cật lực để có thể trả được nợ cho bọn xã hội đen. Còn mình, đang đâm đầu làm 1 chuyện mà mình cũng không biết thế nào, nhưng làm thì làm thôi, cũng đã xin nghỉ chỗ làm yên bình hơn 3 năm, để lần nữa dấn thân vào chốn mơ hồ. À, và dù sao vụ học hành cũng đã ra được cái gì đó.

Bữa nghe bài “Try” của Colbie Callait tự nhiên muốn rơm rớm. Ừ nói chung là phải luôn yêu thương mình trước, thì mới có thể làm được mọi thứ. Thật đấy, mọi thứ.

Thế nên, ngày cuối cùng của năm, chỉ muốn nhắc mình là, dù thế nào thì cũng cần nhớ câu hỏi “Do you like you”. Thế là đủ.

Tạm biệt 2022.

À còn đây là bài Try

(Đú) Tạm xếp hạng mấy cái nhất…

Vừa làm xong mấy việc phải làm trong ngày làm việc, nói chung là xong trước dự tính, và giờ thì đầu óc và cả mắt nữa, bão hòa mệt mỏi, nhưng phải ngồi máy thêm tới 20 phút nữa, thôi viết blog vậy.

Để coi… thực tình sẽ không “xếp hạng” đúng lắm đâu, khi đầu óc có chút mụ mị và mắt thì đã hơi mỏi, nhưng cứ lục lại trong trí nhớ vậy.

Thôi bắt đầu nhé.

Chuyến đi “cột mốc” – chả hẳn là có gì “nhất”: Chuyến đi năm 2012, lần đầu tiên mua vé 1 chiều ra HN, có vài địa điểm trong đầu, nhưng là tùy duyên, và cũng có thể xem là chuyến đi bụi đầu tiên trong đời, và có cả đi bụi 1 mình lần đầu tiên trong đời nhờ chuyến này. Sau chuyến đó thì mình chuyển việc, thay đổi khá nhiều thứ sau đó. Nói chung nó là “cột mốc”.

Thời gian đi dài nhất: chắc là 5 tuần – Ấn.

Chuyến đi ngẫu nhiên nhất: A cái này khó, chuyến nào với mình cũng vừa ngẫu nhiên vừa không ngẫu nhiên cả. Bỏ qua đi, mình không chọn được đâu. Mà thôi, vừa nghĩ lại, chuyến đi Hàn công tác năm 2016 của mình đã chuyển thành chuyến đi chơi, nên thành là chuyến đi ngẫu nhiên nhất, và mình không có ẩn tượng gì cả về Hàn Quốc nhờ nó, nên chọn nó luôn.

Chuyến đi ấn tượng nhất: Ấn – 2018.

Vật hay bị mất / bỏ quên nhất trong các chuyến đi: Điện thoại. Kế đó là máy ảnh.

Biển đẹp nhất trong các chuyến đi với mình: Cù Lao Câu

Đồ ăn ngon nhất: đáng tiếc, mình không chọn được.

Nơi dễ kiếm đồ ăn (chay) ngon nhất: An Giang.

Nơi có kỷ niệm kinh khủng với đồ ăn nhất: Ấn. Bị tiêu chảy cả mấy tuần…

Chuyến đi “bụi” đầu tiên ngắn nhất: trong ngày, đi Đồng Nai năm 2010 thì phải.

Chuyến đi bão táp – nghĩa đen – nhất: Bắc Hà – Simacai. Đi xe lên núi ngắm cảnh. Chiều về gặp mưa, 2 chị em không thấy đường chạy do sương mù, mà 1 bên là núi 1 bên là vực, xung quanh không một chiếc xe trên 1 khoảng đường dài. Về tới nhà trọ là do phép màu.

Chuyến đi không ấn tượng gì nhất: Hàn (đã nói ở trên), hoặc Singapore – đi vài lần, mà chắc chỉ nhớ được 2 lần, còn các lần sau chả nhớ Sing có gì.

Chuyến đi nước ngoài đầu tiên: 2009, Singapore, công tác với sếp, nên cả 3-4 ngày chỉ ở trong phòng khách sạn đợi lệnh sếp, không đi đâu chơi, không biết chỗ nào ngoài khách sạn đến chỗ làm, cách nhau khoảng 5 phút đi bộ.

Chuyến đi “hành xác” nhất: À cái này lại vui nữa, “hành xác” tập thể thì có chuyến đi SG-Cà Mau, kỷ lục chạy xe trong 1 ngày tới nơi (không phải mình lái) mà ngồi 2 người không thể xê xích được cái mông nên dù không leo núi thì ai cũng bị “sửa dáng” mất một tẹo. “Hành xác” một mình thì nhiều lắm, mỗi lần đi đâu về là mình “đen hôi và gầy như một con mắm” – nhưng khỏe – trừ chuyến đi Myanmar về bị mất giọng và chuyến đi Ấn thì thôi rồi, do bệnh từ trước khi về.

Còn nhiều thứ có thể kể, mà phải có người hỏi cơ, ahihi, nên thôi mình dừng nhé.

19.02.2019 – Nguyên tiêu

Trên chiếc xe hơi nhỏ trên đường về Firenze, tầm 1-2 giờ sáng, có hai kẻ không nói với nhau một lời. Xe nhỏ, dễ chịu, ấm. Và hình như có cả món bánh cà rốt với một món bánh sô-cô-la nữa thì phải. Nhưng không khí bên trong thì khá kỳ cục. Cô gái im lặng, vì thực sự cũng chẳng biết nói gì. Người đàn ông ngồi phía tay lái thì vốn là một người trầm tính rồi, vậy nên trong xe không khí thực sự là yên ắng. Chưa kể là buổi chiều tối hôm đó hình như không quá vui, dù họ vừa đi tắm nước nóng về.

“Anh cũng ít nói nhỉ. Bản nhạc nghe cũng hay đấy.”

“Thì tôi đã nói rồi mà, tôi ít nói. Mà có ai bảo với tôi là tùy người mà có thể nói nhiều cơ mà, tôi vẫn chưa thấy được điều ấy.”

“…”

“Cô ăn bánh này chưa. Bánh cà rốt đấy. Khá là ngon. Tôi đã nghĩ là cô sẽ đói. Nếu không quen món bánh cà rốt có thể ăn bánh sô-cô-la.”

“Tôi sẽ thử cà rốt. Ymm… Nó ngon thật đấy.”

“Tôi đã nghĩ là cô sẽ thích mà.”

.

.

.

Xe vào thành phố. Lần đầu tiên trong cuộc đời, cô gái nhìn thấy một mặt trăng to, sáng và đỏ như thế. Y như trong phim. Mà đúng là giống trong phim. Một chiếc xe chạy giữa thành phố vào 1-2 giờ sáng, đường vắng, trời trong và mặt trăng thì… siêu lãng mạn. Xe chạy êm, trong xe còn có nhạc nhè nhẹ cho hai người thưởng thức. Nhưng mà đáng tiếc, hai người ngồi trong xe chẳng phải là hai nhân vật chính trong một bộ phim lãng mạn nào hết. Nhưng mặt trăng làm giảm cái cảm giác kì cục, và làm giảm cảm giác buồn ngủ và mệt mỏi của cô gái.

Câu chuyện đến đây là hết. Đây là một ký ức nhỏ 2 năm về trước của mình. Ico là một người Ý điển hình và tử tế. Căn hộ mà Ico ở, nằm trên tầng cao nhất, không nhớ là tầng 5 hay 7 gì đấy. Lại còn không có đèn cầu thang, và tất nhiên không có thang máy. Hôm gặp Ico là một hôm trời lất phất mưa, lê lết đường phố Firenze với cái va li hơn 15 kg và một balo to đùng nữa (2 năm trước còn ngu và ham hố vụ vác đồ). Haha, thực tình là những chuyện mà nhớ lại phải mỉm cười.

Hôm nay trăng tròn quá. To và sáng nữa, làm mình bỗng nhớ chuyện cũ. Mà mỗi lần thấy trăng to, sáng, không thế nào không nhớ mặt trăng hôm ấy ở Firenze.

Thực tình mình là một kẻ may mắn, may mắn lắm ấy…

Chia sẻ vài kinh nghiệm ở Ấn (2)

Hôm bữa có Yanimia đề cập tới chia sẻ vụ đi Ấn, vậy hôm nay mình viết thêm vài dòng về nó.

Mình bay tối từ SG, quá cảnh ở Bkk, sau đó bay tới Kolkata vào khoảng 1-2 giờ sáng, làm thủ tục các thứ xong cũng tầm 2g30 – 3 giờ (giờ VN là khoảng 4-4g30).

Xin visa Ấn từ VN (SG) hiện giờ có 2 option, như đã nói, 1 là evisa, 83 usd (tổng), 2 tháng, double entries; 2 là visa xin ở LSQ/ĐSQ, 103 usd (theo mình thấy tại thời điểm mình tìm hiểu là tháng 10-11/2018 thì ở LSQ – HCMC chỉ nhận tiền Việt, còn ĐSQ chỉ nhận tiền đô) cho multi entries cho 1 năm, nhưng mỗi lần vào chỉ được ở tối đa 3 tháng (90 ngày). Sau này có thông tin là thời gian tối đa ở Ấn thực tế chỉ được 6 tháng – cái này mình chưa kiểm chứng thông tin, nhưng mình không tin lắm.

Ở Kolkata, mình ở nhà chị bạn, cách thành phố cả tiếng đi xe oto, chủ yếu loanh quanh trong nhà chị, trừ ngày cuối, nên cũng không biết rõ thành phố. Nhưng Kolkata có chuyến tàu điện cổ đi cũng vui lắm, cũng hơi giống châu Âu nhưng tất nhiên ồn ào và cảm giác khác tàu điện của châu Âu rồi.

Từ Kolkata, mình mua vé tàu đi Gaya. Ga từ Kolkata là Howard, còn ga tới Gaya là Gaya Jn. Mình cài app Ixigo để theo dõi tàu, theo dõi chỗ ngồi, toa, hàng ghế, v.v. nói chung là trừ đặt vé qua app thì mình không đặt được, còn lại thì ok. Có thể cài các app theo dõi khác, nhưng nên cài nếu đi Ấn, vì tàu của Ấn chuyên gia trễ, theo dõi để nhắm khả năng trễ tàu và tìm kiếm tàu.

Tới Gaya thì ra khỏi ga, đi thẳng tới chỗ nhiều xe tuktuk (hay ricksaw), hỏi “shared tuktuk”, hoặc không thì leo lên chỗ mà có người ngồi sẵn và hỏi họ có tới Bodh Gaya hay không. Giá vào tháng 11 – 12.2018 là 30 Rps cho shared, còn bao trọn gói thì dao động từ 120 – 300 Rps, tùy khả năng thương lượng.

Ở Bodh Gaya, mình gặp nhiều người Việt ở Busshijin (hay là Bujisshin??) Temple Guesthouse (mình cũng ở đó), ngay gần Japanese temple, giá cả tương đối ổn, cũng gần các Temple để tham quan. Dorm là 180 Rps/đêm. Người làm ở đó cũng rất tử tế. Còn không thì ở xa chút, Ansari Guesthouse, thuộc làng Sujata, giá cả lúc mình ở là 180 Rps/đêm cho dorm, nhưng khi mình kiếm cho bạn vào đầu tháng 12 thì chỉ còn 120 hay 150 Rps thôi. Mình không ở phòng riêng nên không biết giá.

Ăn thì nói thiệt là ở Bodh Gaya mình toàn ăn chùa thôi, nên không rõ giá cả. Chỉ có cà phê thì mình thấy quán cà phê (quên tên) đối diện Thai temple – cái chùa nhỏ màu bạc và sặc sỡ lóng lánh cực kỳ vào buổi tối, bạn mình gọi đùa là disco temple), gần Targar Temple (Tibetan temple) ok. Ngoài ra nghe đồn có Be Happy ăn ngon giá mắc, hay quán Family gì đó gần Main Temple ăn ngon giá ổn. Ai muốn ở chùa Việt, ăn đồ Việt có thể tìm tới chùa Việt và hỏi ở. Mà giá khoảng 2000 Rps/ ngày đêm (có thể mắc hoặc rẻ hơn, nhưng tầm đó), bao gồm ăn uống. Thông tin thêm là tỷ giá tháng 11 – 12.2018 là 100 usd đổi được khoảng 7100 – 7200 Rps. Không nên đổi ở sân bay.

Từ Bujisshan temple, nếu mua vé tàu, đi bộ xíu ra “đại lý” ga của Gaya Jn, mua vé nhớ cầm hộ chiếu. Nữ không cần xếp hàng.

Tàu đến Gaya thường đến muộn, do không phải là ga chính (ga xuất phát đầu tiên).

Ở Varanasi thì nếu là nữ, nên ở ngay gần khu Old City. Khu đó ngay gần các ghat, có thể sáng sớm đi bộ ra các ghat xem làm lễ (ở 2 ghat là Assi Ghat và 1 cái ghat nữa tên dài quá nên chỉ gọi ngắn theo là Main Ghat), hoặc tối đi lang thang chơi ăn uống gì đó cũng tiện. Nhưng nên về nhà/ guesthouse trước 8 – 9 giờ tối nếu đi 1 mình và là nữ.

Trong suốt thời gian ở Ấn, mình không bị harrass vụ tiền bạc, hay nài ép mua đồ, v.v., nhưng việc có nam giới Ấn thấy đi 1 mình rồi nhảy vô hỏi han, chọc ghẹo thì khó tránh khỏi. Khi có nam giới hỏi mà mình thấy không an toàn hay không thích, chỉ cần làm lơ coi như không nghe không thấy thì họ sẽ đi. Bạn mình có chỉ cách là la lớn (quát) “Chai-lô” (go away) là họ sẽ đi, nhưng mình chưa bao giờ phải dùng kiểu đó. “Chai-lô” còn còn có nghĩa là “let’s go” nếu nói lịch sự nhẹ nhàng, nên khi đuổi người ta đi thì phải cứng và la lớn một xíu.

Còn ai muốn hỏi thăm gì thêm thì cứ comment, mình sẽ trả lời.

Ấn – vài dòng (India – some words) (1)

Tháng 10, quyết định nghỉ việc không dễ dàng nhưng không quá khó, vì nó là quyết định mình sẽ làm, sớm hay muộn gì cũng thế.

Và cũng chẳng nhớ nguồn cơn từ đâu, lại thèm đi Ấn diết da, nộp hồ sơ xin visa cho cả năm ngay sau khi nghỉ, sau khi mua vé 1 chiều, sau khi nghỉ khoảng 1 tuần gì thôi.

Thực ra nếu xin visa ở VN thì cũng không có nhiều lựa chọn lắm, một là xin evisa, 2 tháng (60 ngày), double entries, 83 usd (11/2018), hai là visa thông thường xin ở ĐSQ/LSQ, hạn max 1 năm, multi entries, 103 usd (11/2018), max 90 ngày/ 1 lần vào. Tất nhiên là loại 2 mắc hơn 20 usd, nhưng vì mình cũng chẳng biết mình sẽ ở bao lâu hay như thế nào, chỉ biết là muốn đi, vậy thôi, nên cứ apply 1 năm.

Hộ chiếu cũ hết hạn, vậy là hộ chiếu mới của mình, cái visa/mộc đầu tiên là của Ấn, dù quá cảnh ở Bkk, nhưng Air Asia nối chuyến trực tiếp, nên không có mộc của Thái, mà tính ra ở Thái cũng chỉ loanh quanh ở khu vực bay quốc tế của Don Muang thôi (do fly-through nên nó không cho vào, mà cũng chẳng có mộc để vào).

Tới Kolkata tầm 1-2 giờ sáng. Loanh quanh tìm chỗ ngủ. Thấy 1 cái lounge reserved trống không, có ghế salon nằm thoải mái, mình chui vô. Vậy mà cũng ngủ được tới 6g – 6g30 sáng, trước khi tật tò mò gõ cửa phòng lung tung làm mấy ông canh cái lounge đó dậy đuổi đi.

Tại sao lại là Ấn? Mình nói thật là cũng không biết, chỉ là muốn đi Bodh Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) và Varanasi. Cả hai chỗ đó đều được cho là thuộc 2 bang không an toàn để đi 1 mình nhất Ấn Độ – thuộc Bihar và Uttar Pradesh. Trước ngày đi, nhớ là đang ăn cơm, mình “thông báo” với cả nhà là đi Ấn, đúng lúc tivi chiếu thời sự, nói ở bang Uttar Pradesh, có em bé 14 tuổi nằm bệnh viện khu điều trị đặc biệt, mà bị hiếp dâm tập thể… Bố mẹ thì khỏi nói, nghe tin tức đó ngay lúc mình vừa thông báo xong thì tất nhiên là khó nuốt trôi nổi bữa cơm. Nhưng mình đã quyết rồi. Có cái là bố mẹ không biết chỗ mình đi cũng thuộc bang đó.

Tại sao là Ấn? Thực ra năm ngoái khi đến Ấn, tất nhiên là mình có nhiều kỷ niệm đẹp về nó. Mình gặp chị I, gặp R, gặp C., được cắm trại giữa lòng sông cạn, ngắm sao. Gặp nhiều người tử tế. Tất nhiên là cũng có vài chuyện không vui, nhưng nó đủ giúp mình hiểu thêm về bạn travel mate (1/2 quãng đường) và hiểu về bản thân thêm 1 chút. Mình thấy Ấn tất nhiên là không sạch sẽ, bụi mù, đầy sự mâu thuẫn. Nam giới Ấn thì mình hơi bị dị ứng. Tất nhiên không phải ai cũng vậy, nhưng mà nhìn chung là vậy. Người Ấn rất kiên nhẫn, tính nhẫn nại của họ thật kinh khủng. Họ ở cũng bẩn, phân biệt giai cấp, đủ tất cả các kiểu, dường như cái xấu nhất và tốt nhất họ đều có, và đều có thể tìm thấy ở Ấn. Có thể vì mình mới cảm nhận được phần nào điều đó nên mình muốn đi thêm để cảm nhận sâu hơn. Có lẽ vì thế chăng?

Dù sao, chuyến đi này cũng là một chuyến đi đặc biệt. Bồ Đề Đạo Tràng, mình tính ghé tầm 2 tuần (hơn 10 ngày là ngày thiền rồi), mà thành hơn 3 tuần lễ. Rồi Varanasi, đúng như chị D nói, nếu em cảm thấy là cứ phải làm chuyện A, B, C, thì tức là sẽ có chuyện gì đó đằng sau đó, nó sẽ khiến em gặp ai đó hoặc sẽ xảy ra chuyện gì đó. Và đúng là có chuyện ở Varanasi thật. Nó làm cho mình cảm thấy mọi chuyện trên đời xảy ra đúng là có lý do của nó, và karma thực ra là có thực, chỉ là nó quá mơ hồ nên mọi người cảm thấy tin vào nó có chừng mực nào đó. Và đó là lý do tại sao người ta làm việc xấu vẫn làm, nhưng làm “từ thiện” để “gỡ gạc” và “hưởng phúc” lại từ những việc xấu. Hoặc ít nhất để lương tâm đỡ cắn rứt, có lẽ vậy. Chuyện gì thì sẽ kể vào một lúc khác.

Nhưng tóm lại, Ấn với mình vẫn là một nơi quyến rũ mà mình biết là mình muốn đi thêm, và ở thêm. Chưa có nơi nào khác làm mình muốn đi lại và biết phải đi lại nhiều như vậy. Lào, Myanmar – đặc biệt là Myanmar, nơi gieo duyên của mình với Thiền, cũng không đủ sức khiến mình quay lại lần 2 tính tới thời điểm hiện tại. Nhưng Ấn thì có.

Chuyến này đi về mình bệnh. Thực ra là bệnh từ khoảng thời gian ở Bodh Gaya, tức là khoảng 3.12. Giờ là 24.12, 3 tuần rồi mà bệnh vẫn chưa khỏi, chỉ chuyển trạng thái và cuối cùng khi về nhà thì mình phải đầu hàng và uống thuốc, nhưng vẫn ho sụ sụ và đờm xanh cũng còn quá nhiều…

Dù sao, note lại vài dòng về Ấn, về chuyến đi. Một nơi mà mình sẽ quay lại.

Say something, I’m giving up on you(*)

You did say something.

But I am, still, (the desire to) giving up on you.

It’s not time to make a change. (**)

It is time, perhaps.

Again.

At least I tried.

Effort was not enough, we could say. And it was truly not enough…

And I think of “fix me”, not “fix you” (***).


(*): A song by Xtina & a band ?

(**) Father and son

(***) by Coldplay

Vài chia sẻ về đi bụi

Có một vài bạn bè hỏi Vitbeo về kinh nghiệm đi bụi, rồi lên lịch trình các thứ để chuẩn bị cho chuyến đi.

Như đã chia sẻ trước đây vài lần, mình thuộc dạng là kẻ tùy hứng, nhất là vấn đề đi. Thường thì rất sát ngày mình mới lên mạng tìm kiếm sơ bộ thông tin về địa điểm, chỉ là một số chỗ mà mình có thể sẽ ghé qua. Còn kinh nghiệm thực tế là không có lúc nào giống như lịch trình hết, nên lên lịch cũng chẳng chính xác.

Lịch trình mà mình từng làm kỹ nhất và theo sát nhất, là năm 2015 khi mình đến Koh Phangan để Thiền. Kỹ nhất là vì mình tìm hiểu cách đi từ Bangkok tới Koh Phangan và khái quát trong đầu là khi nào mình phải tới đảo. Và thời gian mình sẽ có để ngắm đảo khoảng bao nhiêu ngày, vì mình còn phải về đi làm, cũng như thời gian Thiền thì không có đi đâu lung tung được.

Lịch trình thực sự làm khá kỹ, và không theo sát lắm, là khi mình đi châu Âu. Kỹ vì phải nộp cho Đại sứ quán, cũng như phải ước lượng giá tiền để xem khả năng tệ nhất mình phải trả là bao nhiêu, nếu như không kiếm được chỗ ngủ. Mình lên mạng tìm mấy lịch trình mẫu (sẽ không giống với nước mình đi hoàn toàn, mình sửa lại cho phù hợp dự kiến và gửi cho bạn mình góp ý). Không theo sát vì cuối cùng chỗ mình muốn xin TN không nhận, mình phải mất thời gian vài ngày tìm khi đến Athens, cũng như là khi đến từng nước thì chuyện này chuyện khác xảy ra, gặp người này người khác, họ chỉ cho cái này cái khác, nên có nhiều chỗ định đi thì không đi, có chỗ chưa bao giờ nghe thì lại đến.

Tuy nhiên bài này không phải để khoe về những việc trên, mục đích chính là chia sẻ việc chuẩn bị sơ bộ những gì khi mình đi đâu đó:

  • Thứ nhất là có thể mình không biết cụ thể mình sẽ đi đâu, nhưng ít nhất mình cũng có vài cái tên địa danh trong đầu. Ít nhất là tỉnh hay chỗ nào thú vị mà mình thích hoặc vô tình thấy thì càng tốt. Làm sao kiếm?
    • Google.
    • Phượt (cái này vô phần chia sẻ kinh nghiệm, các vùng và rồi tìm nước định đi).
    • Mấy trang chia sẻ của những bạn đi bụi siêu hạng. Giờ mình thấy nhiều lắm. Từ chị Dung (thichdibui.blogspot.com), Đinh Hằng (google), Rosie Nguyễn (google), Ngân balo (nganbalo.com thì phải), An Nguyễn (anvietnam.net – nếu đi bụi VN và 1 số nước ĐNA – thiệt tình là đọc bài An cũng hay và style của An hơi hơi giống mình nhưng mình cũng chưa tham khảo An bao giờ, chỉ là giới thiệu cho ai có nhu cầu), v.v. hoặc vô blog các bạn trên sẽ thấy giới thiệu về nhiều người nữa). Tiếng Anh thì càng nhiều vô số. Các bạn cứ Google!!!!
    • Vô trang web của ĐSQ, LSQ gì đó để biết thông tin yêu cầu visa (nếu cần), chuẩn bị và làm theo.
    • Wikitravel (ít xài luôn).
    • Lonely Planet (nói vậy chứ ít xài).
    • Hỏi bạn – đây là cái mình hay làm nhất. Mình may mắn vì có những đứa bạn đi cũng tương đối nhiều, và một cái nữa là khi đến nơi thì kết bạn với người ở đó rồi hỏi họ. 🙂 Thế nên đó là lý do lịch trình mình hay thay đổi.
  • Còn ở?
    • Couchsurfing. Couchsurfing & couchsurfing: sử dụng nhiều nhất khi đi châu Âu và khi kiếm bạn đi chung nếu thích.
    • Booking.com & Agoda.com: cũng khống nhiều lắm.
    • Facebook, đăng lên hỏi (áp dụng 1 lần, cũng tạm).
    • Đi trên đường, gặp bạn mới => làm quen, ở nhờ: áp dụng ở vài chỗ, không nhiều lắm.
    • Google hoặc đọc kinh nghiệm chia sẻ của mấy blogger ở trên và note lại chỗ mình thấy ưng.
    • Tới nơi kiếm chỗ: áp dụng nhiều nhất khi đi bụi ở Việt Nam và các nước như Thái, Lào, Myanmar, v.v.
  • Hành lý?
    • Gần đây, cái lúc nào mình cũng mang theo là túi ngủ. Cũng nhẹ, cũng tiện và linh hoạt, bằng dù nên cũng đủ ấm (người mình cũng hay lạnh).
    • Quần áo từ 2-3 bộ nếu đi khoảng 7-10 ngày trở xuống. Nhiều hơn thì tùy, có thể mang thêm 1 bộ nữa. Đợt đi châu Âu mùa lạnh ngu ngốc mang quá nhiều, chưa kể bạn cho mượn đồ nữa, tóm lại sau đợt đó suy nghĩ lúc nào cũng là tối giản đồ mang theo, vừa đi được nhiều vừa bớt vác nặng
    • Áo mưa. Cái này có thể làm đồ lót ngồi, nếu tới chỗ nào không mưa bão. Mặc để ấm cũng ổn nốt, nếu đến chỗ lạnh không có đủ đồ ấm.
    • Giày (mang luôn vô chân khi đi) – 2-3 đôi tất max (mang 1 đôi trên người). Dép kẹp 01 đôi, hoặc ko mang vì có thể mua khi tới nơi nếu đi lâu và cần.
    • Hộ chiếu & 1 bản photo. (sau khi để 1 bản photo ở nhà – cái này mẹ yêu cầu).
    • Đồ lót, khăn mặt, xà bông (cục nhẹ nhất hoặc ko mang nếu đi lâu vì có thể mua), bàn chải đánh răng (optional).
    • Điện thoại & đồ sạc & pin sạc
    • Nón hoặc/và 1 cái khăn lớn như khăn rằn. Mình có 1 cái khăn lớn dài tầm 60x180cm nên cũng hay mang theo.
    • Kẹo (opt).
    • 1 cuốn travel note & bút
    • Tiền – tất nhiên. Mang usd để đi đổi.
    • Bưu thiếp từ VN. Có thể dùng làm quà tặng cho các bạn mình ở nhờ.
    • Máy ảnh (opt): gần đây dùng đt để chụp luôn, cũng là để đỡ vác nặng.
    • Kim chỉ. 🙂

Chắc là hết rồi. Liệt kê ra vậy cũng thấy quá trời thứ. Hành lý đi Ấn khoảng 3.5 tuần của mình khoảng 10 ký, bao gồm cả quà mang cho bạn mình. Bỏ ra thì tầm 6-7 kg. Mình đang cố gắng là đi đâu lâu cũng chỉ mang max 7kg, còn bt sẽ từ 4-5 kg nếu đi dưới 1  tháng. Nhưng chắc từ giờ dịp đi xa và lâu cũng còn rất lâu nữa, nên cố gắng là nói vậy thôi, chứ thực hiện thì cũng còn lâu mới có dịp.

Tóm lại là, khi định đi đâu đó, quan điểm của mình là chịu khó chủ động. Đừng hỏi một thông tin mà quá trời người đã chia sẻ trên mạng, chỉ cần google là ra ngay, và thậm chí là gửi link cụ thể cho bạn. Thông tin đã đầy rẫy ở Internet và bạn không đọc hay đọc không kỹ là do bạn mà thôi. Hỏi, hãy hỏi những gì mà bạn thực sự không tìm thấy và cần.

Chúc mọi người nếu có dịp đi thì thực sự tận hưởng chuyến đi và đừng quá lo lắng.

What I want to do at least once…

To tell you the truth, it is not that I have never done that.

What am I talking about? You know, this is the thing which there are still people doing but not as often as used to…

Ok, ok, it’s hitchhike. 🙂
As I mentioned above, it is not that I have never hitchhiked. I did actually. But it was not the “official” form.

In my country – Vietnam, in Greece and in Thailand – at least 3 countries, and more than 3 times, when I was walking alone along a road, there was someone stopped by, asking me if I would like to have a lift. And well, I had to admit, I didn’t got any disappointment when I accepted the offer. 🙂

So, I guess it was a form of “hitchhike” but not the “official” form at all.

I want to try that, seriously.

I tried once, when I was in Indonesia. I had to be back to Surabaya from another town (forgot the name). We (my travel mate and I) decided to let me try hitchhike. My friend, who would stay one more day in the town, wrote SURABAYA in a thin paper, and let me hold it on a big road, kind of national road.

But our plan failed. I got in a bus, stopped by the local around the street where I stood, and I still got to pay.  =))

Thus, that is what I want to try once. Seriously.

I wanted to try that in Europe, but often offended by all the people I met, except one. But finally I didn’t do that… 😦 It was a pity.

Found this on Wei’s blog. He is an inspirer to me to travel as a nomad. Just like chị Dung.

Anyway, here is something interesting I found via Wei’s. Since he found it through internet, I guess it is fine to just copy it here for my personal and convenient view.

26910191_1983079525040159_4048362990851577329_o

(source: internet).

Let’s see if I could do it in the future, and still be a whole and a happy person as I should be. 😉