Nhân một ngày lười

Cách đây 1-2 hôm mình được giới thiệu cuốn “Tự thú” của Lev Tolstoy.

Có nhiều suy nghĩ khi đọc cuốn sách này. Bỏ qua việc cuốn “tự thú” đúng là tự thú. Lev Tolstoy không ngần ngại cho người ta thấy những mặt tối trong suy nghĩ của ông về cuộc sống, về cả ý định tự sát và cảm giác bi quan về cuộc đời, vì dường như cuộc đời là vô nghĩa, cho đến đoạn gần cuối của sách, mình mới cảm giác sự bi quan đó tuy vẫn còn nhưng đã được thay thế bằng cảm giác hy vọng và an toàn hơn. Hôm qua mình đã nghĩ, rằng thì mà là, đúng là việc suy ngẫm về cuộc sống có ý nghĩa hay không, sẽ ưu ái hơn cho người ít phải lo cái ăn cái mặc hơn. Dường như người đi kiếm cái ăn cái mặc hàng ngày sẽ có nhiều thứ để lo cho cuộc sống trước mắt hơn. Mình sẽ giả định rằng, như lời của một bạn gen Z cùng công ty nói rằng “ôi phải lo kiếm tiền trước, rồi mới nghĩ tới những thứ khác được”. Người lo chạy ăn hàng ngày, sẽ phải lo việc duy trì cuộc sống trước. Tất nhiên mình sẽ không phủ định việc kiếm sống hàng ngày đôi khi sẽ làm cho họ cảm thấy mệt mỏi, đau khổ, nghĩ tới câu hỏi “ý nghĩa cuộc sống là gì, sao sống phải khổ sở như thế này”, và cũng sẽ thấy việc sống là một thứ gì đó mệt mỏi, đau khổ, và đôi khi là vô nghĩa. Nhưng thời gian để nghĩ như vậy chắc không nhiều, vì việc duy trì cuộc sống có khi đã chiếm gần hết thời gian của họ rồi.

Quay lại với Tolstoy, dù sống một cuộc sống đầy đủ vật chất, và cả danh vọng – ông nổi tiếng, nhiều tiền, khỏe mạnh, vợ con đầy đủ và có vẻ như gia đình cũng yên ấm, thì ông vẫn cảm thấy nó vô nghĩa. Ông đã có mọi thứ và cảm thấy nó không mang lại điều gì cả. Nghe quen không? Ông cũng đề cập tới Thái tử Siddhartha cũng cảm thấy vô nghĩa như vậy, nên mới rời bỏ mọi thứ để tìm ý nghĩa của cuộc sống. Giờ ai mà từng đọc Triết học hiện sinh chắc cũng sẽ thấy điều gì đó quen quen với các vị này. Đều cảm thấy mình phải đi tìm ý nghĩa cuộc sống, và có thể nhiều người, cảm thấy nó chẳng là cái gì cả. Vô nghĩa, vô vị.

Mình không nhớ rõ từng đọc ở đâu, hình như trong cuốn Homo Sapien của Yuval Noah Harari thì phải, có đề cập qua rằng ngày trước con người sống theo ý thức tập thể, cá nhân là tập thể, sự phát triển của tập thể quan trọng hơn cá nhân. Còn giờ thì dường như mỗi người sẽ tách ra, tự tìm sự phát triển cho cá nhân, cho “cái tôi” của mình. Có thể vì vậy mà con người trở nên chơi vơi hơn, vì họ phải tìm ra câu trả lời “mình là ai, mình muốn gì, mình sống để làm gì”. Một cách tự nhiên, mình nghĩ tới ý chí tự do, “free will”. Nó có vẻ hay ho đấy, và việc con người có ý chí tự do hay không thì các triết gia hay những người thích tranh luận cũng vẫn đang bàn cãi. Nhưng chẳng phải là đôi khi để con người có sự lựa chọn, chúng ta (đang nói về nhiều người, không phải tất cả mọi người) lại cảm thấy hơi chơi vơi và không biết phải làm gì. Còn khi bị bắt buộc, chúng ta (những kẻ được nếm mùi “tự do” ít ra là đôi ba lần, hoặc đã được dạy về nó) lại cảm thấy cực kỳ khó chịu và bó buộc, nhưng chà, ít nhất chúng ta có lối đi. Như ngày xưa đó, sự phát triển của từng cá nhân để cho sự phát triển của cộng đồng và như vậy thì đỡ đi được công đoạn đấu tranh tư tưởng là mình thực sự phải làm gì, hay là ai.

Tâm trí của chúng là một thứ thú vị, thực sự thú vị. Đôi khi việc đúng hay sai nó cũng không hoàn toàn có một ý nghĩa gì cả. Một ngày ta đắm chìm trong nó, ai nói gì cũng không nhìn ra thứ gì khác. Rồi bỗng nhiên, một ngày nọ, dường như không ai nói gì thêm nữa, giống như tự té tự dậy, ta bỗng thấy ta đã ngủ mê biết bao lâu, còn điều khác, thứ khác. Rồi mọi thứ cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Vài ngày trước, trong lúc đọc về thuyết đa vũ trụ và các điểm tuyệt đối bất biến – à cái này là do từ một câu hỏi trong “Maybe you never watch this movie” về viêc Nobita sống trên hoang đảo 10 năm, được Doremon đưa trở về và biến nhỏ lại, đưa vào cỗ máy thời gian để sống bù cho 10 năm ở hoang đảo đó, chứ không phải vì từ phim “Everything everywhere gì đó at once” của Dương Tử Quỳnh mới đoạt Oscar, mình thấy một điểm thú vị. Chẳng qua là trước đây mình cũng nghĩ nhiều tới việc giả sử thế giới song song có tồn tại, việc có một Vịt khác đang sống ở một thế giới khác, thì rõ ràng Vịt khác đâu phải là “mình”, dù nó là “phiên bản của mình” nhưng rõ là 2 Vịt khác nhau. Dẫu là tính cách hay ngoại hình có giống y chang chăng nữa, tại mỗi thời điểm có sự lựa chọn khác thì nó đã là một Vịt khác rồi. Và vậy nên Vịt nào thì Vịt, mỗi Vịt là thể độc nhất không thể thay thế. À quay lại vụ từ Nobita và điểm bất biến. Kiểu như nghịch lý ông nội ông ngoại gì đó, tại những điểm quan trọng thì chúng ta sẽ không thể thay đổi được. Ví dụ như dù thế nào thì Vịt vẫn được sinh ra là một điểm bất biến. Kiểu như ở một vũ trụ nào đó, Vịt bị chết yểu, nhưng rõ ràng việc Vịt được sinh ra sẽ không thay đổi. Ủa mà liên quan gì? Chẳng liên quan gì cả, chỉ là đôi khi lựa chọn khác nhau dẫn đến kết quả cho một số thứ khác nhau, nhưng tổng thể thì nó không thay đổi ở những điểm quan trọng. Cho nên, free will hay không free will, nó cũng chỉ là một thứ free will trong giới hạn.

Sau khi đã lan man tùm lum thứ, giờ là giờ tự thú. Một lần nữa, giờ làm việc được trưng dụng để làm việc riêng. Tính viết thêm mấy dòng tự bào chữa, nhưng như một người bạn của mình nói “lỗi là lỗi, kết quả là kết quả, no excuse”. Được rồi, mình sẽ không bào chữa. Nên là dừng bài viết này ở đây thôi.

03.10.22

Ngộ ghê, yêu quá sẽ trở nên căm thù nhau. Yêu rồi căm thù hoài sẽ mệt, nên chúng ta sẽ dần hiểu ra sau khi trải qua hỉ nộ ái ố tất tần tật, rằng nó cũng chỉ là 1 trò chơi. Và cuối cùng, chúng ta cũng chỉ là những người yêu bản thân mình nhất.

“Nghiệp quật”

Lần đầu tiên tôi uống cà phê trứng là ở cà phê Giảng. Chắc cũng gần chục năm về trước. Uống thấy nó thật tanh thât chẳng ngon gì cả, dù vốn chỗ đấy nổi tiếng, ai cũng khen hoặc ít ra là không chê dở. Từ đấy tôi có ác cảm về cà phê trứng. Đến nỗi, dù vài lần nhiều người rủ lại ra Giảng vào các dịp ra HN khác nhau, hoặc nghe ai đó nói về cà phê trứng là tôi kiểu sẽ bĩu môi lên trong bụng “ôi chao có thể uống được cà phê tanh thế à”. À tất nhiên, với cái tựa là “nghiệp quật” thì mọi người có thể dễ dàng đoán được là bây giờ tôi lại là đứa không nghiền, nhưng chỗ nào uống cà phê là tôi sẽ gọi cà phê trứng, xác suất tới 90%, nếu nó có trong menu.

Có rất nhiều thứ khác trong đời, vào một thời điểm nào đấy, tôi có thể dễ dàng chê cái này, khích bác cái nọ, cho đến khi bị quật vào mặt những thứ mà mình từng chê, hoặc trở thành đúng cái kiểu mà mình từng không thể hiểu nổi tại sao lại có người như thế, lại hành xử như thế. À biết rồi nhá, tại vì mày chưa bao giờ ở hoàn cảnh đấy, hoặc chưa đủ “thấm” để hiểu sâu hơn, với con mắt hời hợt thì nó là thế, nhưng đến khi chính mình lâm vào hoàn cảnh tương tự và có cách hành xử tương tự thì mới “rồi, hiểu”.

Cách đây vài ngày, có một người nói với tôi rằng tại sao sau khi tức mình chửi người cho đã “nư” thì một lúc khác khi bị chửi lại, họ đã đè nén lắm rồi mà người kia vẫn không hề cho họ “hiền”, lại chửi họ là sao. Khi tôi nhắc lại chuyện họ cũng chửi y vậy, và cái họ nhận được là cái họ đã từng trao cho người kia (hoặc người khác) thì họ im và nói “thì cũng đã nhịn rồi mà, bên kia cứ làm tới”.

Thực ra thì tôi sau nhiều lần lên bờ xuống ruộng, bị đạp vào mặt cái mình nghĩ và đối đãi với người ta thì nhận ra là những gì mình nhận được hoặc cảm về người ta, là cái mà mình đã từng nghĩ và làm cho người khác, những thứ khác. Chỉ đơn giản là mình không nhận ra khi mình được trao trả lại những thứ ấy, mình chỉ cảm nhận được là “bây giờ mình đang tử tế tốt bụng”, mà quên đi rằng mình cũng chẳng khác họ đâu, chỉ là mình nhận lại những thứ mình đã trao đi thôi. Thế giới này, thực ra là sự lặp lại. Bên trong hay bên ngoài, nó đều là sự phản ánh qua lại mà thôi. Vậy nên mới có câu “tâm an vạn sự an” là vậy.

“Little things” hay là chuyện dưới 100 chữ (1)

  1. Lấy xe ra, theo thói quen, de xe lui, hơi vướng, hơi loay hoay. Chú giữ xe đi tới. “Làm gì tội vậy con, sao không tiến về phía trước mà lại đi lùi vậy. Chắc trước giờ quen lùi ha, làm gì cũng phải nghĩ tới tiến chứ.” Lúc này mới nhìn đường “tiến”, thoáng thiệt luôn, lấy xe cái rẹt.
  2. Làm bài sai 1 phần, tiết kiệm, loay hoay cả 10 phút tháo ghim, đóng lại. Cuối cùng từ bỏ, mang ra tiệm, cái rẹt. 5 phút.
  3. Trời nóng. Xe nóng. Người nóng. Mà đi đường, ngước nhìn trời. Ánh sáng, ta nói nó lung linh gì đâu. Mây, mặt trời và tia nắng trời ơi đẹp. Cầm lòng không đặng, dừng xe, chụp cái hình. Tính ra chạy giữa trưa nắng, 2 tiếng, chỉ để sửa lỗi 1 phần cực nhỏ in sai đóng lại và nộp lại, nhờ vậy mà có đứa mới lết ra đường và thấy trời đẹp vậy. Tốt thì không tốt, nhưng tệ chỗ nào?

Đó là một buổi sáng ướt đẫm sương. Sương ướt đầy cành cây ngọn cỏ, giăng đầy trên tơ nhện, cứ ngỡ như mưa vừa qua.

Đó là một buổi sáng, mắt nhắm mắt mở tìm đồng hồ xem có trễ giờ đi làm hay không, đầu ong ong và vẫn choáng váng vì đã uống quá nhiều đêm hôm trước.

Đó là một buổi sáng, nhìn lên bầu trời, xuyên qua kẽ lá, nắng lấp ló khiến màu xanh của lá bừng lên một vẻ đẹp vừa yên bình vừa rực rỡ.

Đó là một buổi sáng, chạy xe chầm chậm đầu nghĩ miên man đủ thứ chuyện trên đời, vui hay không vui, những chuyện đã trải qua, chưa trải đến.

Đó là một ngày, nghe câu chuyện đau lòng của người khác, bất giác mình cũng đau lòng mà cười phá lên.

Đó là một ngày, trên chuyến tàu nhìn ngắm cảnh vật chạy qua, tự nhiên lại xúc động muốn khóc.

Đó là một ngày, rồi thêm một ngày. Rồi lại một ngày.

Biết sao không, làm người ấy, dẫu đau khổ hay sung sướng – thực ra từ “suffer” dùng trong câu tiếng Anh mà người ta gán là Đức Phật dạy ấy “life is suffering”, nó không phải là đau khổ, nó có thể là sung sướng nữa – cái quan trọng là, cảm nhận được tất cả những thứ ấy. Hạnh phúc, mất mát, đau buồn, vui vẻ, tất cả các cảm xúc, tất cả mọi chuyện xảy ra, thực sự nó làm cho con người tầm thường nhưng cũng trở nên phi thường. Nó thú vị lắm, thực sự là thú vị.

6.4.22

Thực sự là nếu không còn yêu nữa, và cũng cảm thấy việc về nhà chỉ là một nghĩa vụ, thì nên cắt đứt.

Níu kéo chỉ có giá trị khi còn lại chút tình cảm gì đấy, nhưng một khi nó đã cạn, níu kéo có khi sẽ chuyện chút tình cảm còn lại sang hình thái khác, thái cực khác, ngán ngẩm chẳng hạn, thì sẽ khổ cho tất cả mọi người xung quanh. Và trước hết, là chính bản thân người níu kéo.

Nói dễ, làm khó. Đôi khi tự hành hạ bản thân lại cho cảm giác “sung sướng” hơn là cảm giác “không còn lại gì” – cảm giác giống như đối diện sự vô nghĩa của cuộc sống.

01.03.2022

Bài này của Aki, nhưng bản phối trong phim do các bạn học sinh hát mình thích hơn. Bên dưới là bản mình thích hơn.

Thực ra bài này ban đầu mình nghe vì Youtube đề xuất từ list 1 đống nhạc Nhật mà mình hay nghe, mà cũng lâu rồi, không phải gần đây. Bản các bạn học sinh hát thì được đề xuất mới hơn, bản đầu tiên mình nghe là của Aki (nhưng không phải bản mình đưa link ở trên). Mãi đến hôm kia mình mới tìm xem bài này nói gì, hóa ra là một lá thư. Bản nhạc này lời mình cảm thấy đồng cảm, nên là share. Còn nhạc thì hay hay không hay, tùy người nghe.

Sáng nay test nhanh lại, cuối cùng sau 10 ngày, đã âm tính. Mình là người cuối cùng âm tính trong nhà, dù là bị đầu tiên. Dẫu vậy, ảnh hưởng của nó lên mình nhẹ hơn mẹ khá nhiều. Nghĩ cũng tội mà thôi cũng kệ (vì cũng chẳng có cách nào khác, chuyện xảy ra thì nó xảy ra thôi), mẹ thực ra không khỏe, giờ đến thuốc điều hòa nhịp tim cũng không dám uống vì sau khi âm tính xong, nó cũng làm nhịp tim mẹ giảm thất thường và hay có cơn mệt lả bất thường. Oxy của mẹ vẫn nằm trong mức cần đề phòng, lên xuống 94-96. Nói chung là hỏi mình có thấy “tội lỗi” chút nào không khi lây bệnh thì thực tình không, vì như mình nói, mình cũng không cố ý, với cả sống chung thì vậy. Có điều từ giờ sẽ cẩn thận hơn, 5k khi đi làm đi học, chứ không chủ quan như trước nữa.

Mình cũng nghĩ nhiều thứ trong thời gian nhìn ba bức tường và cái cửa ra vào lắm, nhưng mà mình không thể viết ra được, nó luôn bị kẹt đâu đó.

Dạo này xem 25 21. Có một điều trong phim gợi lại chuyện cũ, là chuyện chat và kể cho người quen không biết mặt. Thời Yahoo Messenger. Mình vẫn cảm thấy, việc nói chuyện và cảm nhận khi không gặp nhau nó thú vị hơn rất nhiều so với việc gặp một ai đó thực tế để nói. Hình như khi đọc người ta diễn giải nhiều hơn theo cảm nhận của mình, và việc chạm tới tâm hồn một ai đó dễ dàng hơn nhiều so với khi gặp nhau, nhìn mặt nhau và biết nhau là ai. Tất nhiên, nếu người đó đủ duyên để gặp thật và vẫn còn đủ khả năng để trở thành bạn thật thì cũng hay, nhưng mình vẫn thích “gặp” trong cảm nhận câu từ và nói chuyện khi không thấy mặt và không “biết” nhau ở ngoài. Hơi buồn cười nhỉ. Có lẽ đó là lý do tôi rất kén để có bồ, haha. Nói vậy chứ, ở một góc độ khác, khi “hiểu” nhau trước khi “biết” ở ngoài người ta như thế nào, có khi lại giúp thân nhau hơn.

Hôm nay nhảm vậy đủ rồi, đã khỏe tức là có thể làm mọi thứ bình thường.

Life is a journey of experiences.

テルーの唄 (Teru- no uta) 

テルーの唄

夕闇迫る雲の上 いつも一羽で飛んでいる

鷹はきっと悲しかろう

音も途絶えた風の中 空を掴んだその翼

休めることはできなくて

心を何にたとえよう 鷹のようなこの心

心を何にたとえよう 空を舞うような悲しさを

雨のそぼ降る岩陰に いつも小さく咲いている

花はきっと切なかろう

色も霞んだ雨の中 薄桃色の花びらを

愛でてくれる手もなくて

心を何にたとえよう 花のようなこの心

心を何にたとえよう 雨に打たれる切なさを

人影絶えた野の道を 私とともに歩んでる

あなたもきっと寂しかろう

虫の囁く草原を ともに道行く人だけど

絶えて物言うこともなく

心を何にたとえよう 一人道行くこの心

心を何にたとえよう 一人ぼっちの寂しさを

Translation

Therru’s Song

Above the cloud of the darkening sky

Always flying all alone

The hawk has to be feeling sad.

In the even sounds died, unable to rest

those wings that caught the sky.

What do I compare my heart to?

A heart just like the hawk’s.

What do I compare my heart to?

A sadness just like flying the sky.

In the shadow of a rock moistened in rain

Always blooming pretty small

The flower has to be in pain.

In the rain even colors dimmed

There’s no hand to admire its pink petals.

What do I compare my heart to?

A heart just like the flower’s.

What do I compare my heart to?

A pain just like being in rain.

Along the empty wild road

Right now walking beside me.

You have to be feeling lonesome.

On the grass the crickets whisper

Walking together, two of us

But we never say a word.

What do I compare my heart to?

A heart of the one traveling alone.

What do I compare my heart to?

A loneliness of being alone.

Source: https://lyricstranslate.com