J’aime la première partie du clip. Mais, elle a une belle voix.
(Làm màu đó, cảm ơn bác Gúc Trans :))))
J’aime la première partie du clip. Mais, elle a une belle voix.
(Làm màu đó, cảm ơn bác Gúc Trans :))))
h/t to Stanislav and Milen for the extensive links FAMOUS AUTHORS Classic Bookshelf: This site has put classic novels online, from Charles Dickens to Charlotte Bronte. The Online Books Page: The University of Pennsylvania hosts this book search and database. Project Gutenberg: This famous site has over 27,000 free books online. Page by Page Books: […]
Free Books (really) — Travel Between The Pages
(Mình sẽ giữ cả tiếng Anh và Việt để mọi người cùng đối chiếu với mình. Nhờ các bạn góp ý giúp, đặc biệt là đoạn chữ màu xanh lá).
Tham lam có thể hiểu được trong hoàn cảnh thiếu thốn. Hệ tư tưởng thống trị chúng ta giả định rằng: nó được xây dựng trong Câu chuyện về Cái tôi của chúng ta. Cái tôi riêng biệt trong một vũ trụ bị chi phối bởi các thế lực thù địch hoặc lãnh đạm luôn ở bên bờ tuyệt chủng, và chỉ an toàn đến mức có thể kiểm soát các lực lượng này. Đúc thành một vũ trụ khách quan bên ngoài chính chúng ta, chúng ta phải cạnh tranh với nhau vì nguồn lực hạn chế.
Dựa vào câu chuyện Cái Tôi riêng biệt, lòng tham đã từ đó được viết vào tiên đề cơ bản cả trong sinh học và kinh tế học. Trong sinh học, gen tìm cách tối đa hóa lợi ích sinh sản; trong kinh tế, đó là nhân tố đang tìm cách tối đa hóa lợi ích tài chính. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giả định về sự khan hiếm là sai – (nếu nó chỉ là) một phản chiếu về ý thức hệ của chúng ta, và không phải là thực tế cuối cùng? Nếu vậy, lòng tham không ở trong (bộ gen) sinh học của chúng ta mà chỉ đơn thuần là một triệu chứng của nhận thức về sự khan hiếm.
Based on the story of the separate self, both biology and economics have therefore written greed into their basic axioms. In biology it is the gene seeking to maximize reproductive self-interest; in economics it is the rational actor seeking to maximize financial self-interest. But what if the assumption of scarcity is false—a projection of our ideology, and not the ultimate reality? If so, then greed is not written into our biology but is a mere symptom of the perception of scarcity.
Một chỉ dấu rằng lòng tham phản ánh nhận thức hơn là thực tế của sự khan hiếm là những người giàu thường có vẻ ít rộng lượng hơn là người nghèo. Theo kinh nghiệm của tôi, những người nghèo thường cho mượn hay cho nhau những khoản nhỏ mà, tính theo tỉ lệ, sẽ tương đương một nửa giá trị của một người giàu. Nghiên cứu mở rộng đã khẳng định nhận định này. Một khảo sát lớn năm 2002 do Tổ chức Độc lập (Independent Sector), một tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận, đã cho thấy người Mỹ kiếm ít hơn 25.000 đô là cho 4,2% thu nhập cho từ thiện, đối với 2,7% đối với người kiếm hơn 100.000 đô la. Gần đây hơn, Paul Piff, một nhà tâm lý học xã hội tại trường ĐH California-Berkeley, chỉ ra “những người có thu nhập ít hơn thường rộng lượng, từ thiện, tin tưởng và giúp đỡ người khác hơn là những người giàu có hơn”14 Piff đã phát hiện khi các chủ đề nghiên cứu cho tiền để một người chia ấn danh giữa họ và đối tác (người sẽ không bao giờ biết người kia là ai), sự hào phóng của họ sẽ tương quan nghịch với tình trạng kinh tế xã hội của họ.15
An indication that greed reflects the perception rather than the reality of scarcity is that rich people tend to be less generous than poor people. In my experience, poor people quite often lend or give each other small sums that, proportionally speaking, would be the equivalent of half a rich person’s net worth. Extensive research backs up this observation. A large 2002 survey by Independent Sector, a nonprofit research organization, found that Americans making less than $25,000 gave 4.2 percent of their income to charity, as opposed to 2.7 percent for people making over $100,000. More recently, Paul Piff, a social psychologist at University of California–Berkeley, found that “lower-income people were more generous, charitable, trusting and helpful to others than were those with more wealth.”14 Piff found that when research subjects were given money to anonymously distribute between themselves and a partner (who would never know their identity), their generosity correlated inversely to their socioeconomic status.15
Khi có thể kết luận từ nghiên cứu này rằng người tham lam sẽ trở nên giàu có, một diễn giải tương đồng là giàu có sẽ khiến con người tham lam. Tại sao lại thế? Trong hoàn cảnh giàu có, tham lam là ngớ ngẩn, chỉ có trong hoàn cảnh thiếu thốn thì nó mới hợp lý. Người giàu nhận thức về sự khan hiếm ở nơi không có (sự khan hiếm). Họ cũng thường lo lắng hơn người khác về vấn đề tiền bạc. Có thể là do bản thân tiền đã gây ra nhận thức về sự khan hiếm? Có thể nào là tiền bạc, gần như đồng nghĩa với sự an toàn, mỉa mai thay, đã mang đến điều ngược lại? Câu trả lời cho cả hai câu hỏi này là đúng vậy. Ở cấp độ cá nhân, người giàu có nhiều hơn để “đầu tư” tiền của họ và ít khả năng cho đi hơn. (Cho đi dễ dàng phản ánh thái độ của sự giàu có). Ở cấp độ hệ thống, như chúng ta sẽ thấy, sự khan hiếm cũng được xây dựng thành tiền, một kết quả trực tiếp của cách nó được sinh ra và lưu thông.
While it is tempting to conclude from this that greedy people become wealthy, an equally plausible interpretation is that wealth makes people greedy. Why would this be? In a context of abundance greed is silly; only in a context of scarcity is it rational. The wealthy perceive scarcity where there is none. They also worry more than anybody else about money. Could it be that money itself causes the perception of scarcity? Could it be that money, nearly synonymous with security, ironically brings the opposite? The answer to both these questions is yes. On the individual level, rich people have a lot more “invested” in their money and are less able to let go of it. (To let go easily reflects an attitude of abundance.) On the systemic level, as we shall see, scarcity is also built in to money, a direct result of the way it is created and circulated.
Việc coi khan hiếm là một trong hai tiền đề trung tâm của nền kinh tế (cái thứ hai là việc mọi người, một cách tự nhiên, tìm cách tối đa hóa lợi ích hợp lý của mình). Cả hai đều sai, hoặc chính xác hơn, chúng thực sự chỉ đúng trong một cõi hẹp, một cõi mà chúng ta là con ếch ở đáy giếng, nhầm lẫn về toàn bộ thực tại. Và thường là thế, những gì chúng ta coi là sự thật khách quan thực ra là một phản chiếu về tình trạng của chính chúng ta lên thế giới “khách quan”. Quá đắm chìm trong sự khan hiếm là chúng ta, điều mà chúng ta coi đó là bản chất của thực tế. Nhưng trên thực tế, chúng ta sống trong một thế giới phong phú. Sự khan hiếm ở khắp nơi mà chúng ta trải nghiệm là một vật nhân tạo: của hệ thống tiền bạc, về chính trị và nhận thức của chúng ta.
The assumption of scarcity is one of the two central axioms of economics. (The second is that people naturally seek to maximize their rational self-interest.) Both are false; or, more precisely, they are true only within a narrow realm, a realm that we, the frog at the bottom of the well, mistake for the whole of reality. As is so often the case, what we take to be objective truth is actually a projection of our own condition onto the “objective” world. So immersed in scarcity are we that we take it to be the nature of reality. But in fact, we live in a world of abundance. The omnipresent scarcity we experience is an artifact: of our money system, of our politics, and of our perceptions.
Như chúng ta sẽ thấy, hệ thống tiền bạc, hệ thống sở hữu và hệ thống kinh tế chung của chúng ta phản ánh cùng cảm nhận cơ bản về cái tôi, được xây đắp lên từ nhận thức của sự khan hiếm. Đây là “cái tôi rời rạc và tách biệt”, cái tôi Tâm trí (Cartesian self): một bòng bong tâm lý bị vùi dập trong một vũ trụ lãnh đạm, tìm cách sở hữu, kiểm soát, kiêu ngạo càng nhiều tài sản càng tốt, nhưng bị tố cáo trước thất bại do điểm giới hạn cuối cùng từ sự giàu có của bản thể kết nối với kinh nghiệm không bao giờ đủ đầy. Sự khẳng định rằng chúng ta sống trong một thế giới phong phú đôi khi gây ra một phản ứng cảm xúc, gần với sự thù địch, với những độc giả tin rằng con người cùng chung sống hài hòa với phần còn lại của cuộc sống là không thể nếu không giảm một lượng lớn dân số. Họ trích dẫn “Đỉnh dầu” và sự cạn kiệt tài nguyên, sự nóng lên toàn cầu, sự cạn kiệt của đất nông nghiệp và dấu chân sinh thái của chúng ta là bằng chứng cho thấy trái đất không thể hỗ trợ nền văn minh công nghiệp ở mức độ dân số hiện nay.
As we shall see, our money system, system of ownership, and general economic system reflect the same fundamental sense of self that has, built into it, the perception of scarcity. It is the “discrete and separate self,” the Cartesian self: a bubble of psychology marooned in an indifferent universe, seeking to own, to control, to arrogate as much wealth to itself as possible, but foredoomed by its very cutoff from the richness of connected beingness to the experience of never having enough. The assertion that we live in a world of abundance sometimes provokes an emotional reaction, bordering on hostility, in those of my readers who believe that harmonious human coexistence with the rest of life is impossible without a massive reduction in population. They cite Peak Oil and resource depletion, global warming, the exhaustion of our farmland, and our ecological footprint as evidence that the earth cannot long support industrial civilization at present population levels.
Cuốn sách này cung cấp phản hồi cho sự lo ngại trên như là một phần viễn cảnh của nền kinh tế linh thiêng. Quan trọng hơn, nó còn chỉ ra các câu hỏi “làm thế nào” – ví dụ: làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó từ vị trí hiện tại. Bây giờ tôi sẽ đưa ra một phần hồi đáp, một lý do để hy vọng. Đúng là hoạt động của con người ngày nay đang làm quá tải mức chịu đựng của trái đất. Nhiên liệu hóa thạch, tầng nước ngầm, lớp đất mặt, khả năng hấp thụ ô nhiễm và các hệ sinh thái duy trì khả năng tồn tại của bầu sinh quyển đều bị cạn kiệt ở mức báo động. Tất cả các đo lường đặt trên bàn quá nhỏ bé, quá trễ – chỉ là giọt nước trong xô so với những gì cần thiết. Mặt khác, một tỷ lệ khổng lồ của hoạt động này của con người là thừa thãi hoặc có hại cho hạnh phúc của con người.
This book offers a response to this concern as part of a vision of a sacred economy. More importantly, it addresses the “how” questions as well—for example, how we will get to there from here. For now I will offer a partial response, a reason for hope. It is true that human activity is vastly overburdening the earth today. Fossil fuels, aquifers, topsoil, the capacity to absorb pollution, and the ecosystems that maintain the viability of the biosphere are all being depleted at an alarming rate. All the measures on the table are far too little, far too late—a drop in the bucket compared to what is needed. On the other hand, an enormous proportion of this human activity is either superfluous or deleterious to human happiness.
Trước tiên hãy xem xét ngành công nghiệp vũ khí và tài nguyên tiêu thụ trong chiến tranh: khoảng 2 nghìn tỷ đô la mỗi năm, một cơ sở khoa học rộng lớn và năng lượng sống của hàng triệu người trẻ, tất cả để phục vụ không cần ngoại trừ một thứ chúng ta tự tạo ra. Xem xét nền công nghiệp nhà đất (không phải bất động sản – ND) tại đây trên đất Mỹ, với lượng khổng lồ những căn nhà McMansions trong 2 thập kỷ qua một lần nữa không thực sự phục vụ cho nhu cầu của con người. Tại một số quốc gia, một tòa nhà với kích thước đó có thể chứa được 50 người. Như thực tế, các căn phòng rộng lớn không được sử dụng, làm con người cảm thấy không thoải mái với mức độ rộng lớn quá mức cho con người và đành tìm kiếm sự thoải mái trong góc nhỏ và chỗ ăn uống ấm cúng. Các vật liệu, năng lượng và việc bảo trì các quái vật như vậy thật lãng phí tài nguyên. Có lẽ còn lãng phí hơn nữa là cách bố trí vùng ngoại ô, điều làm cho giao thông công cộng khó khăn và khiến lượng lái xe không phù hợp.
Consider first the armaments industry and the resources consumed in war: some $2 trillion dollars a year, a vast scientific establishment, and the life energy of millions of young people, all to serve no need except one we create ourselves. Consider the housing industry here in the United States, with the enormous McMansions of the last two decades that again serve no real human need. In some countries a building that size would house fifty people. As it is, the cavernous living rooms go unused, for people feel uncomfortable in their inhuman scale and seek out the comfort of the small den and the breakfast nook. The materials, energy, and maintenance of such monstrosities are a waste of resources. Perhaps even more wasteful is the layout of suburbia, which makes public transportation impossible and necessitates inordinate amounts of driving.
Xem xét ngành công nghiệp thực phẩm, lượng bỏ phí rất lớn ở bất kỳ cấp độ nào. Theo một nghiên cứu của chính phủ (Hoa Kỳ – ND), thất thoát từ trang trại-đến-bán lẻ vào khoảng 4 phần trăm, bán lẻ-đến-người tiêu dùng thất thoát 12 phần trăm, và thất thoát tại nơi người tiêu dùng là 29 phần trăm.16 Hơn thế nữa, lượng lớn đất nông nghiệp được dành cho sản xuất nhiên liệu sinh học, và nông nghiệp cơ giới hóa giới hạn công sức lao động thâm canh và các kỹ thuật sản xuất thâm canh khác có thể làm tăng năng suất rất lớn.17
Consider the food industry, which exhibits massive waste at every level. According to a government study, farm-to-retail losses are about 4 percent, retail-to-consumer losses 12 percent, and consumer-level losses 29 percent. 16 Moreover, vast tracts of farmland are devoted to biofuel production, and mechanized agriculture precludes labor-intensive intercropping and other intensive production techniques that could vastly increase productivity.17
—
14 Warner, “The Charitable-Giving Divide.”
15 Piff et al., “Having Less, Giving More.”
16 Buzby et al., “Supermarket Loss Estimates.”
17 Bạn có thể hiểu thêm về tiềm năng nông nghiệp chưa được khai thác bằng cách đọc cuốn sách hấp dẫn (xuất bản) năm 1911 của F. H. King, cuốn sách” Nông dân của bốn mươi thế kỷ”; hoặc, “Nông nghiệp Dài lâu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản”, chúng giải thích làm thế nào các khu vực này duy trì dân số khổng lồ trong nhiều thiên niên kỷ trên một lượng đất nhỏ, không có cơ giới hóa, thuốc trừ sâu hoặc phân bón hóa học. Thay vào đó, họ dựa vào luân canh cây trồng, trồng xen và các mối quan hệ sinh thái giữa các cây trồng, động vật và con người. Họ không lãng phí gì, kể cả phân người. Nông nghiệp của họ cực kỳ tốn nhiều công sức, mặc dù, theo King, nó thường được tiến hành với tốc độ nhàn nhã. Năm 1907, năm mươi triệu người Nhật Bản gần như tự túc về thực phẩm; đất của Trung Quốc củng cố (điều này), ở một số vùng, các nhóm gồm bốn mươi hoặc năm mươi người trong một trang trại rộng ba mẫu; vào năm 1790, dân số Trung Quốc đã tương đương với dân số Hoa Kỳ ngày nay!
You can get some idea of the untapped potential of agriculture by reading F. H. King’s fascinating 1911 book, Farmers of Forty Centuries; Or, Permanent Agriculture in China, Korea, and Japan, which explains how these regions sustained enormous populations for millennia on tiny amounts of land, without mechanization, pesticides, or chemical fertilizers. Instead, they relied on sophisticated crop rotation, interplanting, and ecological relationships among farm plants, animals, and people. They wasted nothing, including human manure. Their farming was extremely labor-intensive, although, according to King, it was usually conducted at a leisurely pace. In 1907 Japan’s fifty million people were nearly self-sufficient in food; China’s land supported, in some regions, clans of forty or fifty people on a three-acre farm; in the year 1790 China’s population was about the same as that of the United States today!
Chương 2: Ảo ảnh của sự khan hiếm
Tiền thưởng không suy giảm, đất đai nước Anh nở rộ và phát triển; vẫy chào mùa gặt vàng; dày đặc các xưởng, dụng cụ công nghiệp, với mười lăm triệu công nhân, được hiểu là những người khỏe nhất, xảo quyệt nhất và sẵn sàng nhất mà Trái đất chúng ta từng có; những người đàn ông này đang ở đây; họ đã làm việc, họ đã nhận ra hoa trái là ở đây, dồi dào, háo hức trên mỗi bàn tay của chúng ta: và coi chừng, một số kẻ uy quyền ác ý từ Miền Quyến rũ (as of Enchantment) đã tiến ra, nói rằng, “Đừng có mà đụng vào nó, những kẻ làm công, những kẻ chủ công, những kẻ lười biếng bậc thầy (master-idlers); trong các người không ai có thể chạm vào nó, trong các người không ai xứng đáng hơn ai với nó; đây là trái cây đã được bỏ bùa mê!
– Thomas Carlyle, Quá khứ và Hiện tại
Người ta nói rằng tiền, hoặc ít nhất là tình yêu với nó, là gốc rễ của mọi tội lỗi. Nhưng tại sao lại như vậy? Rốt cuộc, mục đích của tiền, cơ bản nhất, chỉ đơn giản là để tạo điều kiện trao đổi với nhau, nói cách khác là kết nối những món quà của con người với nhu cầu của con người. Sức mạnh nào, sự đồi trụy quái dị nào đã biến tiền thành điều ngược lại: một tác nhân của sự khan hiếm?
Vì thực sự chúng ta đang sống trong một thế giới về cơ bản là dồi dào, một thế giới nơi mà một lượng lớn thực phẩm, năng lượng và vật liệu bị lãng phí. Một nửa thế giới chết đói trong khi phần lãng phí của nửa còn lại đủ để nuôi nửa đầu. Ở thế giới thứ ba và các khu ổ chuột của chúng ta, mọi người thiếu thức ăn, chỗ ở và các nhu yếu phẩm cơ bản khác và không đủ khả năng để mua chúng. Trong khi đó, chúng ta đổ tài nguyên khổng lồ vào các cuộc chiến tranh, rác nhựa và vô số các sản phẩm khác không phục vụ hạnh phúc của con người. Rõ ràng, nghèo không phải do thiếu năng lực sản xuất. Cũng không phải do thiếu sự sẵn lòng giúp đỡ: nhiều người rất thích nuôi người nghèo, phục hồi thiên nhiên và làm những việc có ý nghĩa khác nhưng không thể vì không có tiền trong đó. Tiền hoàn toàn không kết nối quà tặng và nhu cầu. Tại sao?
Trong nhiều năm, xuôi theo ý kiến thông thường, tôi nghĩ câu trả lời là tham lam. Tại sao các nhà máy sản xuất mồ hôi đẩy tiền lương xuống mức tối thiểu? Tham lam. Tại sao mọi người mua những chiếc SUV (xe thể thao tiện ích) ngốn hàng đống xăng? Tham lam. Tại sao các công ty dược phẩm ngăn chặn nghiên cứu và bán thuốc mà họ biết là nguy hiểm? Tham lam. Tại sao các nhà buôn cá nhiệt đới cho nổ rạn san hô? Tại sao các nhà máy bơm chất thải độc hại ra sông? Tại sao các công ty lẳng lặng cướp tiền lương hưu của nhân viên? Tham lam, tham lam, tham lam.
Cuối cùng tôi trở nên khó chịu với câu trả lời đó. Vì một điều, nó đóng vai trò trong cùng một hệ tư tưởng của sự tách biệt nằm ở gốc rễ của nền văn minh của chúng ta. Đó là một hệ tư tưởng lâu đời như sự phân chia nông nghiệp của thế giới thành hai cõi riêng biệt: hoang dã và thuần hóa, con người và tự nhiên, lúa mì và cỏ dại. Nó nói rằng có hai thế lực đối lập trong thế giới này, thiện và ác và chúng ta có thể tạo ra một thế giới tốt hơn bằng cách loại bỏ cái ác. Có một cái gì đó xấu trong thế giới và một cái gì đó xấu trong chính chúng ta, một cái gì đó chúng ta phải tuyệt chủng để làm cho thế giới an toàn cho sự tốt đẹp.
Cuộc chiến chống lại cái ác thấm nhuần mọi thể chế của xã hội chúng ta. Trong nông nghiệp, nó xuất hiện như mong muốn tiêu diệt những con sói, tiêu diệt tất cả các loại cỏ dại bằng glyphosate, để tiêu diệt tất cả các loài gây hại. Trong y học, đó là cuộc chiến chống lại vi trùng, một cuộc chiến không ngừng chống lại một thế giới thù địch. Trong tôn giáo, đó là cuộc đấu tranh chống lại tội lỗi, hoặc chống lại bản ngã, hoặc chống lại sự vô tín hay nghi ngờ, hoặc chống lại sự phóng chiếu ra bên ngoài của những điều này: ma quỷ, kẻ vô đạo. Đó là tâm lý của thanh lọc và thanh trừng, cải thiện bản thân và chinh phục, vươn lên trên tự nhiên và khao khát siêu việt, hy sinh bản thân để trở nên tốt đẹp.
Trên hết, đó là tâm lý của sự kiểm soát.
Người ta nói rằng một khi đạt được chiến thắng cuối cùng trước cái ác, chúng ta sẽ bước vào thiên đường. Khi chúng ta loại bỏ tất cả những kẻ khủng bố và tạo ra rào cản mà chúng không thể xuyên thủng, chúng ta sẽ được an toàn. Khi chúng ta phát triển một loại kháng sinh và các quy định nhân tạo (? – artificial regulation) không thể cưỡng lại của các quá trình trong cơ thể, chúng ta sẽ có một sức khỏe hoàn hảo. Khi chúng ta khiến việc pham tội là bất khả và có luật pháp để quản lý mọi thứ, chúng ta sẽ có một xã hội hoàn hảo. Khi bạn chiến thắng được sự lười biếng, sự ép buộc, sự nghiện ngập của mình, bạn sẽ có một cuộc sống hoàn hảo. Cho đến khi đó, bạn sẽ phải cố gắng nhiều hơn.
Trong cùng một câu chuyện, vấn đề trong đời sống kinh tế được cho là tham lam, ở cả bên ngoài chúng ta dưới dạng những người tham lam và bên trong chính chúng ta dưới dạng xu hướng tham lam của chính bản thân mình. Chúng ta thích tưởng tượng rằng chúng ta không tham lam lắm đâu – có thể chúng ta có một chút dao động về tham lam, nhưng chúng ta kiểm soát được nó. Không như một vài người kia! Một vài người không giữ được tham lam ở mức kiếm soát được. Họ thiếu những nền tảng gì đó mà bạn và tôi có, một mức độ cơ bản đàng hoàng, mức độ cơ bản tốt. Họ, nói một từ thôi, Xấu. Nếu họ không học được cách kiềm chế ham muốn của mình để giảm sự tham lam, chúng ta sẽ phải buộc họ làm điều đó.
Rõ ràng là, mô thức của lòng tham đầy rẫy sự phán xét người khác, và cả phán xét bản thân mình nữa. Sự giận dữ chính đáng và thù hằn của chúng ta về lòng tham mở ra một nỗi sợ bí mật rằng chúng ta cũng chẳng hơn gì họ. Kẻ đạo đức giả là người nhiệt thành nhất trong cuộc đàn áp cái ác. Quy chiếu hóa kẻ thù ra bên ngoài thể hiện cảm xúc giận dữ chưa được hóa giải. Theo một cách nào đó, đây là một điều cần thiết: hậu quả của việc dồn nén chúng hoặc hướng vào bên trong là khủng khiếp. Đã có một khoảng thời gian trong cuộc đời tôi khi tôi trải qua cảm giác ghét bỏ, đi qua cuộc chiến với chính bản thân, qua cuộc vật lộn để trở nên tốt đẹp, và trải qua sự giả vờ rằng tôi tốt hơn bất kỳ ai khác. Tôi tin rằng nhân loại, nhìn chung, hầu hết cũng có khoảng thời gian như vậy. Cuối cùng, lòng tham là một con cá trích đỏ, bản thân nó là một triệu chứng và không phải là nguyên nhân của một vấn đề sâu sắc hơn. Đổ lỗi cho lòng tham và chống lại nó bằng cách tăng cường chương trình tự kiểm soát là tăng cường chiến tranh chống lại bản thân. Đó chỉ là một biểu hiện khác của cuộc chiến chống lại tự nhiên và cuộc chiến chống lại kẻ khác nằm ở nền tảng cuộc khủng hoảng hiện nay của nền văn minh.
Lòng tham có ý nghĩa trong bối cảnh khan hiếm. Hệ tư tưởng trị vì của chúng ta giả định ra nó và (nó) được xây dựng trong Câu chuyện về Cái tôi (Self). Cái tôi riêng biệt trong một vũ trụ bị bủa vây bởi các thế lực thù địch hoặc lãnh đạm luôn ở bên bờ tuyệt chủng, và chỉ an toàn khi có thể kiểm soát các lực lượng này. Vun đúc vào một vũ trụ khách quan bên ngoài chính mình, chúng ta phải cạnh tranh với nhau vì nguồn lực hạn chế.
Dựa trên câu chuyện về cái tôi riêng biệt, cả sinh học và kinh tế vì thế đã viết lòng tham vào các tiên đề cơ bản của chúng. Trong sinh học, đó là gen tìm cách tối đa hóa lợi ích sinh sản; trong kinh tế, đó là việc hợp lý khi một diễn viên đang tìm cách tối đa hóa lợi ích tài chính của mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu giả định về sự khan hiếm sai – là dự đoán của ý thức hệ mà không phải là thực tế cuối cùng? Nếu vậy, lòng tham không phải thuộc bản chất sinh học của chúng ta mà chỉ là một triệu chứng đơn thuần của nhận thức về sự khan hiếm?
(còn tiếp)
Mỗi sinh vật và giống loài có những đóng góp quan trọng cho tổng sự sống trên trái đất, và sự đóng góp này, trái ngược với kỳ vọng tiến hóa tiêu chuẩn sinh học, không cần có lợi ích trực tiếp nào cho bản thân nó. Vi khuẩn điều chỉnh Nitơ không trực tiếp hưởng lợi từ việc nó làm, trừ việc nó tặng Nitơ giúp đất trồng được loại cây có rễ giúp nấm phát triển, và đó cũng chính là loại nấm tối ưu để cung cấp dinh dưỡng cho loài của nó. Các loài tiên phong dọn đường cho các loài cột mốc, cung cấp các ngõ ngách cho sự phát triển các loài khác, những loại này lại là thức ăn cho các loài khác trong mạng lưới quà tặng mà dần dà (món quà) quay trở lại với các loài tiên phong (loài trao tặng ban đầu – ND). Cây lớn giữ nước để có nước cho các loại cây nhỏ, và tảo tạo oxy để các loài động vật có thể thở được. Nếu loại bỏ bất kỳ loài nào, sức khỏe của tất cả trở nên bấp bênh.
Bạn có thể nghĩ là tôi ngây thơ, với cái lý luận “vậy thì”. Bạn có thể nói mọi việc đơn giản là may mắn vì mọi thứ đã diễn ra rất tốt đẹp: cây không cần quan tâm tới việc giữ nước cho các loài thực vật xung quanh, chúng (nước) ở bên trong cây để cho bản thân cây tối đa hóa cơ hội để sống và tái tạo sự sống. Rằng việc chúng nuôi dưỡng các loài khác là một tác động phụ không chủ ý. Điều tương tự với tảo, với vi khuẩn điều chỉnh Nitơ, hay vi khuẩn bên trong các động vật nhai lại để giúp chúng tiêu hóa xen-lu-lô. Thế giới này, bạn có thể nghĩ, mọi người vì chính mình. Thiên nhiên là một sự cạnh tranh không khoan nhượng, và một nền kinh tế cũng có cùng tính chất như vậy luôn.
Tôi không nghĩ điều đó là tự nhiên. Đó (cạnh tranh không khoan nhượng – ND) là lạc lối, một giai đoạn đặc biệt mặc dù cần thiết nhưng đã đạt đến cực điểm và đang nhường chỗ cho một giai đoạn mới. Trong tự nhiên, tăng trưởng lâu dài và cạnh tranh toàn diện là những đặc điểm của hệ sinh thái chưa trưởng thành, tiếp theo là sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp, sự cộng sinh, hợp tác và sự luân chuyển các nguồn lực. Giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế (của con người) sẽ song song với những gì chúng ta đang bắt đầu hiểu về tự nhiên. Nó sẽ gợi ra những món quà của mỗi chúng ta; nó sẽ nhấn mạnh sự hợp tác hơn cạnh tranh; nó sẽ khuyến khích lưu thông hơn tích trữ; và nó sẽ theo chu kỳ, không chỉ là một đường thẳng đuột. Tiền có thể không sớm biến mất bất cứ lúc nào, nhưng vai trò của nó sẽ giảm dần ngay cả khi nó chiếm nhiều giá trị của món quà. Nền kinh tế sẽ thu hẹp, và cuộc sống của chúng ta sẽ phát triển.
Tiền như chúng ta biết, tương đương với một nền kinh tế thể hiện tinh thần của món quà, một nền kinh tế mà chúng ta có thể gọi là thiêng liêng. Để biết loại tiền nào có thể là một loại tiền thiêng liêng, việc xác định chính xác những gì làm cho tiền trở thành lực đẩy cho sự tham lam, xấu xa, khan hiếm và cướp bóc môi trường như ngày nay sẽ có ích cho chúng ta.
Giống như khoa học thường phản chiếu văn hóa vào tự nhiên, kinh tế học lấy các điều kiện xác định về mặt văn hóa là tiên đề. Sống trong một nền văn hóa khan hiếm (vì sự khan hiếm là những gì chúng ta đang trải qua, khi mà “kiếm sống” quyết định sự biểu hiện của những món quà), chúng ta coi đó là nền tảng của kinh tế học. Như trong sinh học, chúng ta đã thấy thế giới là một cuộc cạnh tranh giữa các cá thể riêng biệt với các nguồn lực hạn chế. Hệ thống tiền của chúng ta, như chúng ta sẽ thấy, thể hiện niềm tin này ở mức độ sâu sắc, mang tính cấu trúc. Nhưng niềm tin này có đúng không? Chúng ta có sống trong một thế giới, trong một vũ trụ mà ở đó khan hiếm là điều cơ bản không? Còn nếu không, nếu bản chất thực sự của vũ trụ là phong phú và là quà tặng, thì làm sao tiền trở nên bất tự nhiên như vậy?
— hết chương 1
(còn tiếp)
Nếu chúng ta có một thế giới với công nghệ, các dàn nhạc điện ảnh và giao hưởng, với viễn thông và kiến trúc vĩ đại, với các thành phố quốc tế và nền văn học thế giới, chúng ta cần tiền, hoặc một cái gì đó giống như nó, như một cách để phối hợp hoạt động của con người trên quy mô rộng lớn cần thiết, để tạo ra những thứ như vậy. Do đó, tôi đã viết cuốn sách này, để mô tả một hệ thống đưa tiền trở lại là sự linh thiêng của món quà. Tôi nói rằng “đưa trở lại” vì vì từ thời xa xưa, tiền đã có tính thiêng liêng và ý nghĩa ma thuật. Ban đầu, đó là những ngôi đền nơi những thặng dư nông nghiệp được lưu trữ và phân phối lại: trung tâm của đời sống tôn giáo cũng là trung tâm của đời sống kinh tế. Một số tác giả cho rằng tiền biểu trưng sớm nhất (trái ngược với tiền hàng hóa) được phát hành bởi các đền thờ và có thể được mua lại để quan hệ tình dục thiêng liêng với những người làm mại dâm trong đền thờ, 12 trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng các đền thờ có liên quan sâu sắc đến việc phát hành tiền sớm, nhiều nơi mang hình ảnh của các động vật và vị thần linh thiêng. Thực tiễn này còn tới ngày hôm nay khi các hóa đơn và tiền xu mang hình dáng của các vị lãnh đạo thần thánh.
Có lẽ một ngày nào đó chúng ta sẽ không cần tiền để có một nền kinh tế quà tặng trên quy mô hàng tỷ người; có lẽ loại tiền tôi mô tả trong cuốn sách này mang tính chuyển tiếp. Tôi không phải là người theo “chủ nghĩa nguyên thủy” (primitivist), người ủng hộ việc từ bỏ nền văn minh, công nghệ và văn hóa, về những món quà làm nên con người chúng ta. Tôi thấy trước sự phục hồi của nhân loại đối với một gia sản thiêng liêng, mang tất cả sự trọn vẹn và hài hòa với bản chất của thời gian săn bắn hái lượm, nhưng ở cấp độ tổ chức cao hơn. Tôi thấy trước sự hoàn thành, không phải là sự thoái vị, của những món quà của bàn tay và tâm trí làm cho chúng ta trở thành con người.
Hãy để ý cách tự nhiên để mô tả các đặc tính người độc đáo của chúng ta như là món quà. Để phù hợp với các nguyên tắc toàn cầu của món quà, quà tặng con người của chúng ta cũng là một phần của Người trao tặng. Nói cách khác, chúng là những món quà thần thánh. Các câu chuyện thần thoại chuyển tải trực giác này, từ món quà lửa của Thần Promethean đến món quà âm nhạc của Thánh Apollonia, đến món quà nông nghiệp từ vị Thần cai trị Shen Nong của Trung Quốc . Trong Kinh thánh cũng vậy, chúng ta không chỉ được trao cho thế giới, mà cả hơi thở của sự sống và khả năng của chúng ta để tạo ra cho chúng ta được tạo ra trong hình ảnh của chính người tạo ra.
Ở cấp độ cá nhân, tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng những món quà đã được trao cho chúng ta vì một lý do, một mục đích. Hơn nữa, chúng ta có một mong muốn không thể thay đổi để phát triển những món quà đó, và từ chúng, để tặng những món quà của chúng ta ra thế giới. Mọi người đều đã trải nghiệm niềm vui của sự cho đi và sự hào phóng vị tha của người lạ. Khi hỏi đường trong một thành phố, hầu hết mọi người đều vui lòng dành thời gian để giúp đỡ. Không có ai có lợi cho bản thân một cách hợp lý để đưa ra hướng dẫn cho người lạ; đây là một biểu hiện đơn giản của sự hào phóng bẩm sinh của chúng ta.
Thật là trớ trêu khi tiền ban đầu là một phương tiện kết nối quà tặng với nhu cầu, cũng như là sự phát triển của nền kinh tế quà tặng thiêng liêng, giờ đây chính là thứ ngăn chặn sự nở rộ của mong muốn của chúng ta, giữ cho chúng ta những công việc chết chóc khỏi sự cần thiết kinh tế và từ bỏ – kết hợp những xung động hào phóng nhất của chúng ta bằng câu “Tôi không đủ khả năng để làm điều đó”. Chúng ta sống trong một nỗi lo lắng ở khắp mọi nơi, do sự khan hiếm của số tiền mà chúng tôi phụ thuộc vào cuộc sống. Chứng kiến câu nói về chi phí sinh hoạt. Mục đích của chúng ta là sự phát triển và thể hiện đầy đủ các món quà của chúng tôi, được thế chấp theo yêu cầu của tiền bạc, để kiếm sống, để sống sót. Tuy nhiên, không ai, dù giàu có, an toàn hay thoải mái đến đâu, có thể cảm thấy thỏa mãn trong một cuộc sống mà những món quà đó vẫn còn tiềm ẩn. Ngay cả công việc được trả lương cao nhất, nếu nó không tham gia vào những món quà của chúng ta, sẽ sớm cảm thấy chết chóc và chúng ta nghĩ rằng, mình đã không ở đây trên trái đất để làm điều này.
Ngay cả khi chúng ta làm một công việc liên quan đến quà tặng, cảm giác vô ích chết chóc lại xuất hiện, (khiến chúng ta) cảm giác rằng chúng ta không sống cuộc sống của chính mình, mà chỉ có cuộc sống mà chúng ta được trả tiền để sống . “Thử thách” và “thú vị” không đủ bởi vì những món quà là thiêng liêng, và do đó nó có ý nghĩa cho một mục đích thiêng liêng.
Việc chúng ta thực sự ở đây trên trái đất để làm một cái gì đó về cơ bản là một khái niệm tôn giáo, vì sinh học thông thường dạy rằng chúng ta đã tiến hóa để có thể sống sót, rằng bất kỳ nỗ lực nào đối với một cái gì đó bên ngoài sự sống sót và sinh sản đều đi ngược lại với chương trình di truyền của chúng ta. Tuy nhiên, người ta có thể tạo ra một trường hợp tân Lamarckian đồng thời rằng quan điểm của sinh học bao gồm vô số các loài sinh vật cạnh tranh riêng biệt, các sinh vật huyền bí hoặc các gen ích kỷ .13 Có nhiều cách hiểu khác về bản chất, trong khi không bỏ qua sự cạnh tranh rõ ràng của nó, mang lại tính ưu việt cho sự hợp tác, sự cộng sinh và sự hợp nhất của các sinh vật thành những khối lớn hơn. Sự hiểu biết mới này thực sự khá cổ xưa, lặp lại sự hiểu biết bản địa về thiên nhiên như một mạng lưới quà tặng.
–
12 Bernard Lietaer đưa ra tuyên bố này trong Tương lai của tiền về một đồng shekel mà ông tuyên bố là đồng tiền được biết đến sớm nhất, có niên đại 3000 năm TCN. Tôi đã không tìm thấy đề cập nào khác về điều này trong nghiên cứu của tôi. Tuy nhiên theo như tôi biết, những đồng tiền sớm nhất đã xuất hiện ở Lydia và Trung Quốc vào cùng thời điểm đó, vào thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên.
13 Tôi tóm tắt lại tranh luận này trong Chương 7 của Sự đi lên của Nhân loại, theo nghiên cứu của Lynn Margulis, Bruce Lipton, Fred Hoyle, Elisabet Sahtouris, và những người khác.
Chương 1: Thế giới Quà Tặng
Sau rốt tất cả thời gian này
Mặt trời vẫn không bao giờ nói với trái đất
“Bạn nợ Tui nha”
Nhìn xem chuyện gì xảy ra
Với một tình yêu như thế,
Nó thắp sáng Cả Bầu trời.
– Hafiz
Vào buổi ban đầu, nó là Quà tặng.
Chúng ta sinh ra là những đứa trẻ sơ sinh bất lực, những sinh vật có nhu cầu thuần túy với rất ít tài nguyên để cho đi, dẫu vậy, chúng ta được cho ăn, chúng ta được bảo vệ, chúng ta có cái mặc, chúng ta được bế và dỗ dành, mà không phải làm bất cứ điều gì để xứng đáng với điều ấy, mà không trao đổi bất cứ điều gì. Kinh nghiệm này là thường gặp với tất cả những người đã trải qua thời thơ ấu, cho thấy một số trực giác tâm linh sâu sắc nhất của chúng ta. Cuộc sống của chúng ta được trao tặng cho chúng ta; do đó, trạng thái mặc định của chúng ta là lòng biết ơn. Đó là sự thật của sự tồn tại của chúng ta.
Ngay cả khi tuổi thơ của bạn thật khủng khiếp, nếu ngay bây giờ bạn đang đọc những dòng này, ít nhất bạn đã được cho đủ để nuôi bạn đến tuổi trưởng thành. Trong những năm đầu đời, không có gì trong những thứ này là do bạn kiếm ra hoặc tạo được. Tất cả đều là những món quà. Hãy tưởng tượng bạn bước ra khỏi cửa ngay bây giờ và thấy mình rơi vào một thế giới xa lạ, trong đó bạn hoàn toàn bất lực, không thể tự ăn hay mặc quần áo, không thể sử dụng tay chân, thậm chí không thể phân biệt được cơ thể bạn kết thúc ở đâu và thế giới bắt đầu. Rồi những sinh vật to lớn đến và ôm lấy bạn, cho bạn ăn, chăm sóc bạn, yêu bạn. Bạn có cảm thấy biết ơn không?
Trong những khoảnh khắc sáng suốt, có lẽ sau một (trải nghiệm) cận kề cái chết (a narrow brush with death), hoặc đi cùng người thân trong quá trình ra đi của họ, chúng ta biết rằng chính cuộc sống là một món quà. Chúng ta trải nghiệm một lòng biết ơn quá lớn khi còn sống. Chúng ta bước đi trong sự kì diệu về sự giàu có, không xứng đáng và có sẵn miễn phí, đi kèm với cuộc sống: sự sung sướng của hơi thở, niềm hân hoan của màu sắc và âm thanh, niềm vui thích của việc uống nước để làm dịu cơn khát, sự ngọt ngào của khuôn mặt người yêu. Cảm giác lẫn lộn và lòng biết ơn này là một dấu hiệu rõ ràng về sự hiện diện của thiêng liêng.
Chúng ta cảm nhận cùng một sự tôn kính và lòng biết ơn khi chúng ta nắm bắt được sự tráng lệ của thiên nhiên, sự phức tạp và trật tự kỳ diệu của một hệ sinh thái, một sinh vật, một tế bào. Chúng hoàn hảo một cách khó tin, vượt xa khả năng của tâm trí chúng ta để nhận thức, sáng tạo, thậm chí để hiểu nhiều hơn một phần nhỏ bé của chúng. Tuy nhiên, chúng tồn tại, mà không bao giờ chúng ta phải tạo ra chúng: cả một thế giới để duy trì và bảo vệ chúng ta.
Chúng ta không cần hiểu chính xác làm sao một hạt giống được nảy mầm và phát triển; chúng ta không phải làm ra những thứ ấy. Ngay cả hiện giờ, hoạt động của một tế bào, một sinh vật, một hệ sinh thái phần lớn vẫn là bí ẩn. Không cần phải xây dựng nó, thậm chí không cần phải hiểu bên trong nó hoạt động như thế nào, chúng ta vẫn nhận được những trái cây tự nhiên. Bạn có thể tưởng tượng được sự kỳ diệu, lòng biết ơn của tổ tiên đầu tiên của chúng ta khi họ đã suy ngẫm về nguồn gốc không đáng có mà thế giới đã cho họ một cách tự do như vậy (they contemplated the undeserved provenance the world gave them so freely) không?
(còn tiếp)
Tôi xin dành tất cả công việc của mình cho thế giới tươi đẹp hơn mà trái tim chúng ta nói với chúng ta là có thể. Tôi nói “trái tim” của chúng ta, vì tâm trí của chúng ta đôi khi nói với chúng ta rằng điều đó là không thể. Tâm trí của chúng ta nghi ngờ rằng mọi thứ sẽ khác nhiều so với những gì kinh nghiệm đã dạy chúng ta. Bạn có thể đã cảm thấy một làn sóng hoài nghi, khinh miệt hoặc tuyệt vọng khi bạn đọc mô tả của tôi về một nền kinh tế thiêng liêng. Bạn có thể đã cảm thấy một sự thôi thúc để bác bỏ những lời của tôi là lý tưởng vô vọng. Thật vậy, bản thân tôi đã cố gắng giảm bớt mô tả của mình, để làm cho nó hợp lý hơn, có trách nhiệm hơn, phù hợp hơn với những kỳ vọng thấp của chúng ta về cuộc sống và thế giới có thể là gì. Nhưng nói giảm như vậy sẽ không phải là sự thật. Tôi sẽ, sử dụng các công cụ của tâm trí, nói những gì trong trái tim tôi. Trong thâm tâm tôi biết rằng nền kinh tế và xã hội đẹp đẽ này có thể khả thi cho chúng ta thực hiện – và thực sự là bất cứ điều gì ít hơn thế là không xứng đáng với chúng ta. Có phải chúng ta quá tổn thương đến nỗi chúng ta sẽ khao khát bất cứ điều gì kém hơn một thế giới thiêng liêng?
(hết phần Giới thiệu)
—
Phần I:
KINH TẾ HỌC của SỰ TÁCH BIỆT (The Economics of Separation)
Các cuộc khủng hoảng hội tụ của thời đại chúng ta đều phát sinh từ một gốc chung mà chúng ta có thể gọi là sự Tách biệt. Có nhiều hình thức – chia rẽ con người / thiên nhiên, sự tan rã của cộng đồng, sự phân chia thực tại thành cõi vật chất và tinh thần – Tách biệt đan xen vào mọi khía cạnh của nền văn minh của chúng ta. Nó cũng không bền vững: nó tạo ra những cuộc khủng hoảng lớn và phát triển (những thứ) đang đẩy chúng ta vào một kỷ nguyên mới, Kỷ Đoàn tụ (Age of ReUnion).
Sự tách biệt không phải là một thực tại tối cao, mà là một phản ảnh của con người, một ý thức hệ, một câu chuyện. Như trong tất cả các nền văn hóa, định nghĩa Câu chuyện về Con người của chúng ta có hai phần liên quan sâu sắc: Câu chuyện về Bản thân và Câu chuyện về Thế giới. Đầu tiên là cái tôi rời rạc và riêng biệt: một bong bóng tâm lý, một tâm hồn được bọc da, một kiểu hình sinh học được điều khiển bởi các gen của nó để tìm kiếm lợi ích sinh sản, một diễn viên hợp lý (rational actor) tìm kiếm lợi ích kinh tế, một vật chất quan sát (physical observer) của một vũ trụ khách quan, một vi phần ý thức (mote of conciousness) trong nhà tù xác thịt. Thứ hai là câu chuyện về sự Tiến bộ: rằng loài người, bắt đầu từ trạng thái vô minh và bất lực, đang khai thác các lực lượng của tự nhiên và thăm dò các bí mật của vũ trụ, di chuyển một cách vô tận về số phận của chúng ta để làm chủ hoàn toàn và vượt qua thiên nhiên. Đó là một câu chuyện về sự tách biệt giữa cõi người với tự nhiên, trong đó cái trước mở rộng và cái sau dần dần biến thành tài nguyên, hàng hóa, tài sản, và cuối cùng là tiền bạc.
Tiền là một hệ thống các thỏa thuận xã hội, ý nghĩa và biểu tượng phát triển theo thời gian. Nó là, trong một từ, một câu chuyện, tồn tại trong thực tế xã hội cùng với những thứ như luật pháp, quốc gia, thể chế, lịch và thời gian, tôn giáo, và khoa học. Câu chuyện mang sức mạnh sáng tạo to lớn. Thông qua chúng, chúng ta phối hợp hoạt động của con người, tập trung sự chú ý và ý định, xác định vai trò và xác định điều gì là quan trọng và thậm chí là điều gì là thực. Những câu chuyện đưa ra ý nghĩa và mục đích cho cuộc sống và do đó thúc đẩy hành động. Tiền là một yếu tố chính của câu chuyện Tách biệt định nghĩa nền văn minh của chúng ta.
Phần I của cuốn sách này soi rọi (illuminates) hệ thống kinh tế đã phát sinh trên nền tảng của câu chuyện Tách biệt. Vô danh, phi cá nhân hóa (depersonalization), phân cực của cải, tăng trưởng vô tận, giải thích sinh thái, rối loạn xã hội và khủng hoảng không thể chối cãi được xây dựng trong hệ thống kinh tế của chúng ta sâu sắc đến mức không gì khác hơn là một sự biến đổi định nghĩa Câu chuyện về Con người của chúng ta (our defining Story of the People) sẽ chữa lành nó. Ý định của tôi là bằng cách xác định các đặc điểm cốt lõi của kinh tế Tách biệt, chúng ta có thể được trao quyền để hình dung ra một nền kinh tế của Đoàn tụ, một nền kinh tế phục hồi hoàn toàn các cộng đồng, mối quan hệ, văn hóa, hệ sinh thái và hành tinh của chúng ta.
Chương 1
Thế giới Quà tặng (còn tiếp)
Trong cuốn sách này, tôi sẽ mô tả một viễn cảnh của một hệ thống tiền tệ và một nền kinh tế linh thiêng, điều đó thể hiện sự liên quan và tính độc đáo của tất cả mọi thứ. Nó sẽ không còn tách rời, dẫu trong thực tế hoặc trong nhận thức, khỏi ma trận tự nhiên làm nền tảng cho nó. Nó tái hợp các cõi dài của con người và thiên nhiên; nó là một phần mở rộng của hệ sinh thái tuân theo tất cả các định luật của nó và mang tất cả vẻ đẹp của nó.
Trong mọi tổ chức của nền văn minh của chúng ta, bất kể dù xấu xí hay tham nhũng, đều có mầm mống của một thứ gì đó đẹp đẽ: cùng một nốt ở quãng tám cao hơn. Tiền cũng không ngoại lệ. Mục đích ban đầu của nó chỉ đơn giản là kết nối những món quà của con người với nhu cầu của con người, để tất cả chúng ta có thể sống trong sự phong phú hơn. Làm thế nào tiền đã tạo ra sự khan hiếm thay cho sự phong phú, tách biệt hơn là kết nối, là một trong những chủ đề của cuốn sách này. Tuy nhiên, bất chấp những gì nó đã trở thành, trong lý tưởng ban đầu về tiền bạc như một tác nhân của món quà, chúng ta có thể thoáng thấy một ngày nào đó sẽ khiến nó trở nên thiêng liêng một lần nữa. Chúng ta nhận ra việc trao đổi quà tặng là một dịp thiêng liêng, đó là lý do tại sao chúng ta thực hiện một buổi lễ từ việc tặng quà. Tiền thiêng liêng, sau đó, sẽ là một phương tiện cho tặng, một phương tiện để thấm nhuần nền kinh tế toàn cầu với tinh thần của món quà chi phối văn hóa bộ lạc và làng xã, và ngày nay vẫn làm mọi nơi mọi người làm cho nhau ngoài nền kinh tế kim tiền.
Kinh tế học linh thiêng mô tả tương lai này và cũng phác thảo cách thức thực tế để thực hiện được điều đó. Đã từ lâu, tôi đã mệt mỏi với việc đọc những cuốn sách chỉ trích một số khía cạnh của xã hội chúng ta mà không đưa ra một sự thay thế tích cực. Sau đó, tôi cảm thấy mệt mỏi với những cuốn sách cung cấp một giải pháp thay thế tích cực mà dường như không thể đạt được: “Chúng ta phải giảm 90% lượng khí thải carbon.” Sau đó, tôi đã mệt mỏi với những cuốn sách cung cấp một phương tiện hợp lý để tiếp cận nó nhưng không mô tả những gì tôi, cá nhân , có thể làm để tạo ra nó. Kinh tế học thiêng liêng hoạt động trên cả bốn cấp độ: nó cung cấp một phân tích cơ bản về những gì đã xảy ra với tiền; nó mô tả một thế giới tươi đẹp hơn dựa trên một loại tiền và nền kinh tế khác nhau; nó giải thích các hành động tập thể cần thiết để tạo ra thế giới đó và phương tiện mà những hành động này có thể xuất hiện; và nó khám phá các chiều kích cá nhân của sự biến đổi thế giới, sự thay đổi về bản sắc và sự sống được tôi gọi là “sống trong món quà.”
Chuyển đổi tiền không phải là thuốc chữa bách bệnh cho thế giới, cũng không nên ưu tiên hơn các lĩnh vực hoạt động khác. Một sự sắp xếp đơn thuần các bit trong máy tính sẽ không xóa sạch sự tàn phá vật chất và xã hội thực sự ảnh hưởng đến hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, công việc chữa bệnh trong bất kỳ lĩnh vực nào khác cũng không thể đạt được tiềm năng của nó mà không có sự chuyển đổi tiền tương ứng, vì nó được quyện sâu sắc vào các tổ chức xã hội và thói quen sống của chúng ta. Những thay đổi kinh tế mà tôi mô tả là một phần của sự thay đổi lớn, toàn diện sẽ không để lại bất kỳ khía cạnh nào của cuộc sống chưa được đụng đến.
Nhân loại chỉ mới bắt đầu thức tỉnh với mức độ thực sự của cuộc khủng hoảng trên tay. Nếu sự chuyển đổi kinh tế tôi sẽ mô tả có vẻ kỳ diệu, đó là bởi không có gì hơn một phép lạ là cần thiết để chữa lành thế giới của chúng ta. Trong tất cả các lĩnh vực, từ tiền bạc để chữa bệnh sinh thái đến chính trị, công nghệ đến y học, chúng ta cần các giải pháp vượt quá giới hạn hiện tại của sự khả thi. May mắn thay, khi thế giới cũ sụp đổ, kiến thức của chúng ta về những gì có thể mở rộng, và với nó mở rộng lòng can đảm và sự sẵn sàng hành động của chúng ta.
Sự hội tụ hiện tại của các cuộc khủng hoảng – về tiền bạc, năng lượng, giáo dục, y tế, nước, đất, khí hậu, chính trị, môi trường, và nhiều hơn nữa – là một cuộc khủng hoảng từ khi sinh (birth crisis), đẩy chúng ta ra khỏi thế giới cũ. Không thể tránh khỏi, những khủng hoảng này xâm chiếm cuộc sống cá nhân của chúng ta, thế giới của chúng ta sụp đổ và chúng ta cũng được sinh ra trong một thế giới mới, một bản sắc mới. Đây là lý do tại sao rất nhiều người cảm nhận được một chiều kích tinh thần đối với cuộc khủng hoảng hành tinh, thậm chí là khủng hoảng kinh tế. Chúng ta cảm nhận rằng “bình thường” sẽ không trở lại, rằng chúng ta đang được sinh ra (trong thời kỳ) bình thường mới: một loại xã hội mới, một mối quan hệ mới với trái đất, một trải nghiệm mới về con người.
(còn tiếp)