Những ngày tháng 8, 2021

Buồn đó, vui đó. Nghẹn ngào đó, vui đó, buồn đó.

Tin tức như lũ cuốn, thị phi cũng đầy đường.

Bảo tâm an khi thực sự ở vòng xoáy – không phải tâm vòng xoáy, vì tâm vòng xoáy thì có khi an yên là chuyện hiểu được, nhưng đang trong vòng xoáy, cái đó thực sự là một chuyện không dễ.

Mỗi ngày, thêm một chuyện thì bớt một chuyện. Chuyện gì nên biết thì cũng nên biết, nhưng bỏ được thì nên bỏ.

Nhắc mình là chính, viết cho mình là chính. Ai hiểu thì hiểu, ai không hiểu thì cũng không hiểu.

Tâm an, vạn sự an.

Thản nhiên với “tội”

Trích blog của anh Trần Đình Hoành:

“Thái độ của mình ngày trước là trả lời cũng vô ích, trả lời làm gì cho mất công. Nhưng thái độ của Hakuin là chuyện gì cũng vậy, cũng chỉ là gió thoảng mưa bay trong cuộc đời phù du, cũng chỉ đáng một tiếng “Vậy à”. Đó là hai thái độ khác nhau: một thái độ không muốn trả lời vì chẳng được lợi ích gì, một thái độ là chẳng có gì để mà trả lời.”

via Thản nhiên với “tội”

“Làm thế nào để có chánh niệm và chánh niệm liên tục trong sinh hoạt hàng ngày?”

https://tuniemxu.one/lam-the-nao-de-co-chanh-niem-va-chanh-niem-lien-tuc-trong-sinh-hoat-hang-ngay/

“Việc hành thiền Tứ Niệm Xứ (thiền Tuệ) không phải trói tâm vào đề mục CHÍNH như thiền Định mà là quan sát bất cứ cái gì xảy ra (cái ĐANG LÀ) khi tâm quan sát đề mục CHÍNH. Cái xảy ra bao gồm phóng tâm, buồn ngủ, khó chịu (sân), ham muốn (tham), nghi ngờ việc thực hành (hoài nghi),….Những cảnh này gọi là đề mục phụ. Như vậy việc hành thiền Tứ Niệm Xứ sẽ có vô số đề mục phụ sinh lên. Nếu biết rõ các đề mục phụ bất kể khi nào nó sinh lên hay mất đi thì cũng là Chánh Niệm. Sự quan sát LIÊN TỤC các đề mục CHÍNH và PHỤ trong Tứ Niệm Xứ như vậy được gọi là Chánh Niệm Liên Tục. Thực hành Chánh Niệm chính là thực hành thiền Tứ Niệm Xứ.”

Thiền từng phút

Thiền từng phút

Thiền từng phút rất đơn giản… có thể tóm tắt trong 5 bước.

1. Chỉ làm một lúc một việc.
2. Chú tâm hoàn toàn vào việc đang làm.
3. Nếu tâm trí của bạn lang thang qua việc khác, kéo nó lại.
4. Thực tập bước số 3 khoảng vài trăm nghìn lần.
5. Và, khi tâm trí của bạn cứ lang thang đến một vấn đề hoài hoài, ngừng một tí và để ‎ý đến vấn đề “quấy phá” đó: Có thể là nó đang cố gắng nói điều gì đó với bạn.

Thiền sinh học với thầy tối thiểu là hai năm trước khi được cho dạy người khác. Tenno vừa xong chương trình tập sự và mới thành thầy dạy. Tenno đến thăm Nan-in. Trời mưa nên Tenno mang guốc gỗ và dù. Sau khi chào hỏi, Nan-in nói: “Chắc thầy để guốc và dù ở trong căn phòng đằng trước. Tôi muốn biết thầy để dù ở phía bên phải hay bên trái đôi guốc.”

Tenno, lúng túng, không có câu trả lời. Chàng nhận ra là chàng đã không thể hành thiền trong từng phút. Tenno trở thành học trò của Nan-in, và học thêm sáu năm nữa để đạt được Thiền từng phút.

(Thiền từng phút – 101 Truyện Thiền bình giải)

Bạn nên nhớ dùng câu nói của Nan-in để đo lường chính bạn, không phải để đo lường người khác.
(Trích của tác giả Phạm Thu Hương)

Đọt Chuối Non

Chào các bạn,

Thiền từng phút rất đơn giản, không nhất thiết phải có trí tuệ cao siêu để hiểu lời dạy cổ xưa mà vẫn có thể sống thiền.

Thiền này có thể tóm tắt trong 5 bước.

1. Chỉ làm một lúc một việc.
2. Chú tâm hoàn toàn vào việc đang làm.
3. Nếu tâm trí của bạn lang thang qua việc khác, kéo nó lại.
4. Thực tập bước số 3 khoảng vài trăm nghìn lần.
5. Và, khi tâm trí của bạn cứ lang thang đến một vấn đề hoài hoài, ngừng một tí và để ‎ý đến vấn đề “quấy phá” đó: Có thể là nó đang cố gắng nói điều gì đó với bạn.

Xem bài viết gốc 466 từ nữa

Far from the madding crowd(*)

Vài điểm nhỏ:

  1. Đây không phải review sách hay cảm nhận gì về cuốn sách nổi tiếng đó cả, dù sách thuộc hàng kinh điển, và mình biết tên, nhưng thừa nhận là hiểu biết của mình chỉ dừng lại ở tên sách, tác giả cũng không nhớ. Nhưng mình thích tên sách.
  2. Tuần rồi mình lại trốn “xã hội” lên núi. Tu cũng chẳng phải, nhưng không tu cũng chẳng phải. Nói chung là trốn lên núi tách biệt một vài ngày. Ai đã từng giữ được im lặng, cảm nhận được sự yên tĩnh và “enjoy” – không biết dịch thế nào vì cũng không hẳn là “tận hưởng”, việc ở một mình và nhìn lại chính mình, thì việc lâu lâu tách mình ra im lặng là một việc gây nghiện. Và, bài viết này, chia sẻ lại một phần nào chuyện trốn lên núi đó.
  3. Nói thêm dông dài, mình không còn thích chia sẻ trên facebook nữa. Thực chất thấy nó quá bát nháo và xô bồ, tốn thời gian nữa. Dù thừa nhận nó có những nét hay riêng – cái gì cũng có 2 mặt, nhưng hiện tại thì mình thích cảm nhận việc đọc và xem hơn là chia sẻ cá nhân cái gì đó trên đó, nên có lẽ “định cư” chia sẻ ở đây nhiều hơn một thời gian.

Dài dòng rồi, giờ vô chuyện chính.


Pa Pae (đọc là “pa- pé”) nằm ở giữa Chiang Mai và Pai. Ở đó có một cái làng nhỏ, trên núi, và có một trung tâm thiền nhỏ, do một vị sư Thái – vốn là bác sĩ học ở Thái, xong qua Pháp học Master và PhD về Education – Giáo dục, rồi không rõ sao đó lại đi tu tới giờ chẳng cũng 9-10 năm gì đó, mở ra từ năm 2015.

Nếu như các trung tâm Vipassana khác thường yêu cầu thiền sinh phải thực hành và ở lại trung tâm theo đúng tiêu chuẩn khóa là 7 – 10 ngày (chưa kể 1 ngày là ngày 0 và/hoặc 1/2 – 1 ngày kết thúc, sẽ thành 9 – 12 ngày), thì Pa Pae tổ chức các khóa thiền gần theo kiểu Vipassana – tức là tịnh khẩu, ăn chay, không sát sinh, không mặc đẹp, không ngủ giường xa hoa, không đụng chạm người khác giới, và thực hành thiền vào các giờ cố định trong ngày, chỉ trong 3 ngày. Tuy nhiên, ai thích đều có thể ở lại thêm. Nói chung là nó rất rất nhẹ nhàng so với tu truyền thống của Vipassana. Các bài Dhamma hay Pháp thầy giảng cũng không phải là các bài Pháp hay nghe được trong các bài Dhamma, như là về Nirvanda (niết bàn), Samadhi (trạng thái này mình không biết tả sao). Các bài nói thường chỉ là về các tác dụng của Thiền, văn hóa Phật giáo của người Thái, các đạo đức, về trực giác (intution), về chỉ số EQ, v.v. cực kỳ nhẹ nhàng.

Số lượng người tham dự khi mình đến tu cũng không nhiều, ban đầu là 13, sau có 2 bạn không tham gia nữa, cố định ở con số 11 cho đến hết khóa.

Đa phần các bạn là người châu Âu: 2 Ba Lan (couple), 2 Pháp (1 già 1 trẻ, nữ), 2 Mỹ (1 già 1 trẻ, nam), 3 Úc (3 cha con), 1 Séc và 1 Việt. Cặp couple bỏ ngang là người Đức.

Pa Pae đẹp, mọi người có thể xem hình thêm ở dưới:

Thời tiết cơ bản là sáng (sau 8 giờ) thường bắt đầu có nắng nhẹ, nhưng đẹp nhất tầm 10-16 giờ, nắng, gió và trời mát. Sau 16 giờ thường bắt đầu lạnh hơn chút. Tối trời lạnh, khi mình ở nhiệt độ xuống tầm 9-12 độ vào buổi sáng khoảng 5-6 giờ, đêm chắc lạnh hơn nữa. Sáng dây trước 7 giờ sương mù sẽ giăng khắp lối, cây cỏ ướt cả. Nhưng mà đẹp lắm.

Tóm lại là, nếu ai muốn thử một thời gian lâu lâu tách ra, lắng mình lại, nghe bản thân, nhưng lại quá sợ khi nghĩ đến việc ở một mình quá lâu, và nghe mấy bài giảng quá phức tạp gì đó về tôn giáo (cái đó thường là ý nghĩ ban đầu thôi, khi hiểu sẽ thấy khác), thì Pa Pae là một nơi tuyệt vời.

À, đây là website của trung tâm: http://www.papaemeditation.org/en

Mình không rõ Làng Mai tu thế nào, cũng như có thể ở một số Thiền viện ở Việt Nam có thể còn hay hơn nữa, nhưng nói thật là mình chưa có duyên tu thiền ở Việt Nam, nên cũng không thể chia sẻ gì được cả.

Bài viết này cũng để tạm gọi là đáp lại những thông tin mà mọi người đã chia sẻ đâu đó trên mạng về những điều khác nhau. Mình nghĩ đã đến lúc mình chia sẻ nhiều hơn với mọi người, vì mình nhận cũng khá nhiều rồi.

Hy vọng ai đang cần một nơi yên tĩnh tịnh tâm trong thời gian ngắn, thì bài này có thể giúp ích.

Bài viết hay về Thiền – 2

TĐH: Hôm qua mình viết bài tiếng Anh, One Mind Undisturbed – Breathing meditation, có một số bạn không theo dõi được rõ ràng, nên hôm nay mình dịch sang tiếng Việt. Hôm nay mình cũng thêm vào khúc cuối bài, một vài điểm quan trọng đã được thảo luận trong comments của bài […]

via Nhất tâm bất loạn – Thiền hít thở — TRẦN ĐÌNH HOÀNH

Những bài viết về Thiền (1)

Tin vào kiếp trước – sau, mình không chắc.

Tin vào karma, Nhân – Quả, có, mình tin.

Vì vậy nên mình muốn lưu lại một số bài viết mà mình có cùng cảm nhận về Thiền. Tại sao liên quan giữa karma và Thiền? Có thể nói từ Thiền mà mình tin karma. 🙂

Và đây là bài đầu tiên, mình cảm thấy giống như người viết bài này vậy.

Cảm ơn chú/anh Nguyễn Duy Nhiên đã dịch.

http://nguyenduynhien.blogspot.com/2017/08/khong-dung-lai-va-cung-khong-voi-va.html

“Đôi khi tôi tự hỏi, ta có cần nên ghi thêm những câu này vào trong các khoá tu: “Những trải nghiệm của bạn trong khóa tu này sẽ tùy thuộc vào những nghiệp quả trước đó, karma, của bạn. Vì vậy chúng tôi không thể bảo đảm về sự giác ngộ hay hạnh phúc nào bạn sẽ có.”” – trích trong blog.

Phép lạ của Thiền

“Ngồi Thiền, đầu tiên là hít thở và tập trung tâm trí vào hơi thở, để chận tâm trí không đi lang thang để không bị vướng mắc lung tung.

Đến một lúc nào đó, Thiền giả không cần tập trung vào đâu cả, và đầu óc rỗng lặng, không có gì trong đó để làm hành giả vướng mắc.”

Tất nhiên là không dễ… không hề dễ…

Source: Phép lạ của Thiền