“Dự” báo

Các bạn xem bản gốc ở đây: Thưa các anh chém gió bên Bờ Hồ.

Nhưng bản có nhiều hình ảnh minh họa hơn ở đây: Dự báo…hại.

Trích:

Chúng tôi đã làm hết sức mình”. Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư giải thích việc “bão nhảy” từ dự báo cấp 8, lên cấp 14 trong thực tế như sau: Tuy nhiên khi vào tới nam vịnh Bắc bộ, ngang tỉnh Quảng Trị, chỉ trong buổi chiều 27.10, bão đã ‘nhảy’ từ cấp 12 lên cấp 14. Trong vòng 4 – 5 giờ, việc nhảy cấp này không mô hình đài nào có thể dự báo trước được, kể cả Mỹ và Nhật Bản. Không ai tính toán được là vào tới đó mà bão còn mạnh thêm nhiều như vậy”.Việt không thể dự báo, Mỹ, Nhật cũng không thể dự báo. Có điều, bão vào Việt Nam chứ không vào Nhật Mỹ.Riêng chuyện bão đổi hướng, ông Đức, bấy giờ đã có lời giải thích bất hủ “Dự báo chỉ là dự báo thôi”.Dự báo chỉ là dự báo. Và nhỏ nên không thể dự báo. Cứ tạm chép lại ra đây những lời lẽ giải thích hay ho của các nhà dự báo.Trong khi đó, người dân Sông Tranh tiếp tục thử thách thần kinh, giờ có lẽ đã chai tê, khi hứng chịu liên tiếp 2 trận động đất khuya 29, rạng sáng 30.3.Sông Tranh có cái hay là không cần phải các thạc sĩ tiến sĩ dự báo, chính người dân biết trước lâu lâu lại có động đất, bởi, chẳng có gì khó hiểu. Đó là thứ động đất nhân tạo.

Hết trích.

Trường học vùng cao

http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2013/02/truong-cua-em-rach-nat-nam-o-giua-rung.html

Như đã hẹn, hôm nay mới viết được một chút về câu chuyện này.

Cách đây vài tuần, mình lần đầu tiên ghé vào Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Hôm đó họ đang triển lãm về hình ảnh “Trẻ em thời chiến” tại một phòng tầng trệt của Bảo tàng.

Khi vào đó, đập vào mắt tôi là hình ảnh bàn ghế, trường học xiêu vẹo, lợp lá, tường đất, trẻ em ăn mặc xuềnh xoàng. Tất nhiên là trường học đó dành cho các bạn đi sơ tán, cũng học ở các vùng hẻo lánh, vùng cao.

Chiến tranh đã chấm dứt. Hẳn, đó là sự thực, dù hiện giờ người ta nói có những cuộc chiến khác thì nó đã sang một vấn đề khác; nhưng rõ là chiến tranh đã chấm dứt. Và nếu giả sử cột mốc không phải là năm 1975 mà là năm 1988-89 đi chăng nữa, thì nó cũng đã qua cả hơn 20 năm.

Nhưng, hình ảnh trẻ em học trong các trường ở vùng cao ngày ấy và bây giờ, theo những hình ảnh chú Hải chia sẻ (mà mình có link ở đầu bài viết này) thì hoàn toàn chẳng có gì khác.

Khi mang câu chuyện này ra kể, thì ai cũng bảo, có điểm khác chứ, tại mi chưa nhận ra, ấy là trẻ em ngày ấy là trẻ em thành phố đi lên vùng cao học. Còn bây giờ trẻ em thành phố tất nhiên là khác hẳn.

A, cái đấy thì… quả là không cãi được! Cứ so SG-HCM thì biết, hay ở HN, những đứa trẻ được bọc trong một đống quần áo đẹp khi trời trở lạnh; hoặc là ngồi trong các lớp học máy lạnh với thầy cô tóc vàng tóc nâu và nói tiếng nước ngoài. Tất nhiên là khác, rất khác.

Cái đó thì không so được, nhỉ.

Chỉ có điều buồn (và không) cười (nổi) là nếu so địa điểm, thời gian và bản chất của những đứa con nít, thì sau hơn 20 năm, chẳng có gì là thay đổi!

Mình không có ý bàn về chính trị, nhưng tự nhiên thấy sự liên quan giữa cái bảo là “góp ý để thay đổi” nhưng khi bị góp ý vào các mặt cần thay đổi thì lại la làng lên là “do lợi ích cá nhân, do …”.

Mấy chuyện như thế này, dân thì có thể quyên góp ít nhiều, như chú Hải, chú Tuấn (cơm có thịt), v.v. đang làm. Nhưng đấy là con cá trong khi cái cần đâu phải là con cá?

linh tinh trong đêm

Hôm nay thực sự là mệt mỏi, dù không làm gì thực sự cho ra hồn và có kết quả.

Đang trong chuỗi những ngày dài của sự chờ đợi, và dù đã cố gắng cho mình một cơ hội thêm khoảng 1 thời gian nữa, nhưng có lẽ mình thực sự cần hành động hơn là chờ đợi.

Ai biết được, không chừng ngày mai ngày mốt, bạn sẽ gặp tôi đang đẩy bán xe bánh mì ở ngoài đường thì sao. Vứt 2 cái bằng đại học đi, thật là buồn, nhưng nếu cần thì cũng phải làm thôi…

Bỗng thèm đi, chỉ ước vứt tất cả lại, cứ thế “xách ba lô lên và đi”; mặc cho sau này ra sao, mọi chuyện như thế nào, và ta có ai là đồng hành hay không.

Nguyễn Thế Hoàng Linh (thơ)

Giá mà được chết đi một lúc

Giá mà được chết đi một lúc
chắc bình yên hơn một giấc ngủ dài
nếu được xuống địa ngục thì càng tốt
lên thiên đường sợ chả gặp ai
giá mà được chết đi một lúc
tỉnh dậy xem người ta khóc hay cười
và xem thử mình sẽ cười hay khóc
làm ma có sướng hơn làm người?
giá mà được chết đi một lúc
nằm im cho cuộc sống nhỏ tuôn trào
nếu người ta tống ngay vào nhà xác
cứ thế mà chết cóng cũng chẳng sao

Lẽ giản đơn

đã bao giờ em bóc lịch

thấy qua vô nghĩa một ngày

rồi em ghi vào nhật kí:

…ngày mai như ngày hôm nay…

đã bao giờ em hoảng hốt

khi mình bất lực trước mình

và em thấy trong đôi mắt

có gì ứa ra vô hình

nếu có xin em đừng sợ

thật ra là rất bình thường

tất cả chúng ta đều thế

mỗi khi cần được yêu thương…

Suỵt

Suỵt
đừng nói gì với thế giới
về chuyện tôi mất cảm giác
sự không thèm nghe của nó
có thể làm tôi khóc òa